Lịch Sử Võ Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái Ở Việt Nam, Võ Thiếu Lâm

-

Hà Nội xuất hiện một nữ cao thủ Thiếu Lâm nổi tiếng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bà là Nguyễn Kim Thành, nữ võ sư Thiếu Lâm duy nhất Việt Nam.

Bạn đang xem: Võ thiếu lâm


Nhắc đến võ Thiếu lâm là nói đến sự tu luyện gian khổ, vất vả hàng chục năm trời mới đạt đến trình độ võ công thượng thừa. Để tập luyện môn võ này, sức vóc của đàn ông đã vô cùng khó khăn chứ chưa nói gì đến phụ nữ. Thế nhưng, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Hà Nội xuất hiện một nữ cao thủ Thiếu Lâm nổi tiếng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bà là Nguyễn Kim Thành (SN 1960, ngụ phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội), nữ võ sư Thiếu Lâm duy nhất Việt Nam."Không qua lửa, không thành thép"Cũng như nhiều người khác theo nghiệp võ vì truyền thống "cha truyền con nối", võ sư Thành theo học Thiếu Lâm từ nhỏ và sư phụ của bà cũng chính là người cha: cụ Nguyễn Văn Tiến (cụ cả Tiền), một tiền bối võ thuật có tiếng tại Hà Nội. Nhà có 4 người con gái, nhưng chỉ duy nhất cô bé Thành theo học võ vì theo lời bà: "Thấy tôi có "tướng" đàn ông nên cụ quyết định truyền võ cho tôi".
Năm lên 8 tuổi, cô bé Thành đã bắt đầu làm quen với quyền cước. Ban ngày đi học văn hóa, đến tối sư phụ lại bắt đứng tấn hàng giờ đồng hồ mới cho nghỉ. Sau này khi bố mẹ cô sinh thêm được 1 em trai, lúc ấy cô có thêm một sư đệ cùng nhau tập luyện.Những ngày đầu học võ, bài học đầu tiên mà cô bé Thành là buộc dây chun vào chân rồi đá hàng trăm lượt mới nghỉ. Để luyện tay, bà phải tự đấm vào thân cây đến mức thân bưởi trước nhà đổ gục... Học võ Thiếu Lâm, việc đứng tấn là vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu, bước nhập môn. Không phân biệt mùa đông hay mùa hè, cụ Tiền thường thắp một nén hương ngoài sân và bắt người con gái của mình đội sương luyện "trung bình tấn" đến khi nén nhang cháy hết. Lần đầu tập đứng tấn hết 1 nén nhang, bà bị cảm, chân mỏi đến mức mấy ngày sau không di chuyển được. Đúng như lời tâm sự của võ sư Thành: "Không qua lửa, không thành thép".Hi sinh hạnh phúc riêng
Năm 21 tuổi, bà lập gia đình với một đệ tử của cha mình. Trước đó, hai người thường xuyên đi theo cụ Tiền "phiêu bạt giang hồ" để biểu diễn võ Thiếu lâm. Ngày ấy, khi đi biểu diễn ở các tỉnh xa, nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì bà là phụ nữ lại biểu diễn võ thuật đạt đến độ thượng thừa.
Nữ võ sư Nguyễn Kim Thành.
Năm 1982, vừa mới sinh con được 2 tháng, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội (TDTT) có tổ chức buổi biểu diễn võ thuật ở công viên Lê Nin (nay là công viên Thống Nhất). Đến gần thời gian biểu diễn, một võ sư đã đăng kí tiết mục biểu diễn nhưng bận việc đột xuất nên không thể tham gia. "Lúc ấy một cán bộ công tác tại Sở, cũng là đệ tử của cha tôi đến nhà năn nỉ tôi tham gia biểu diễn. Tôi phân vân mãi vì con lúc ấy còn đang bú. Nhưng rồi nể quá, hơn nữa đang "ngứa nghề" nên tôi quyết định lên đài biểu diễn", bà Thành kể lại.Không ai ngờ tiết mục của người biểu diễn "chữa cháy" lại trở thành tiết mục "đinh". Bà biểu diễn liền một lúc hai bài là "Đại đao" và "Song kiếm". Đây được coi là hai bài khá khó trong các bài tập binh khí thuộc môn phái Thiếu Lâm tự. Võ sư Thành tâm sự: "Lúc ấy vừa sinh con, sữa còn đầy nên khi biểu diễn phải nén khí, sữa chảy ra ròng ròng ướt cả áo. Lúc tôi đang biểu diễn, nhiều người tưởng tôi do căng thẳng quá chảy mồ hôi ướt áo. Khi Ban tổ chức giới thiệu tôi vừa sinh con được hai tháng, tất cả mọi người đều đứng dậy vỗ tay thán phục. Biểu diễn xong, tôi chạy thẳng một mạch về nhà cho con bú".Sau lần đó, giới võ lâm Hà Nội truyền tai về câu chuyện của bà như một giai thoại về tinh thần thượng võ.Sau tiếng vang từ buổi biểu diễn tại công viên Lê Nin, võ sư Thành được mời về công tác tại Sở TDTT Hà Nội. "Hữu xã tự nhiên hương", liên tục nhiều tỉnh mời bà về địa phương dạy võ. Niềm đam mê muốn cho môn phái Thiếu Lâm nổi danh hơn nữa nên những chuyến công tác xa nhà kéo bà đi liên miên. Bà buồn bã: "Lúc đó tôi đã có hai con nhỏ, nhưng vì phải đi dạy võ ở các tỉnh xa nên bỏ bê công việc, trách nhiệm của người phụ nữ. Rồi đến năm 1990, tôi và chồng chia tay nhau".Nỗi niềm riêng phụ nữ theo nghiệp võ
Nghề võ với phụ nữ này gắn liền với rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt bà thường gặp không ít "đấng mày râu" vì tò mò nên đòi tỉ thí. Năm 1986, bà được mời lên Cao Bằng dạy võ. Nghe tiếng, một thanh niên tên Kỳ "đen" vào xin học. Trước đó, người này đã từng theo học rất nhiều môn phái, không biết sợ một ai và chưa từng có đối thủ. "Có lẽ cậu ta đến với mục đích muốn thử trình độ của mình như thế nào nên đòi thi đấu", bà Thành nhớ lại. Bà quyết định lên đài để "dạy dỗ" cho cậu ta một bài học. Võ sư Thành cười nhớ lại: "Cậu ta múa rất nhiều thế võ của nhiều trường phái còn tôi thì đứng im. Cứ mỗi khi cậu ta chuẩn bị tấn công, tôi nhích người lên tung một cú đá lại khiến đối thủ ngã lăn ra sàn. Sau 4 lần như vậy, cậu ta đầu hàng và nhận tôi làm sư phụ, dẫn thêm hơn chục người đến xin học võ Thiếu Lâm".Hay một lần ở Hải Phòng, thấy phụ nữ đi dạy võ, một thanh niên đến cười nhếch mép: "Tôi rất thích học võ Thiếu Lâm nhưng liệu bà có đánh được tôi không mà đòi làm thầy". Cậu thanh niên này mời võ sư Thành tỉ thí "phân tài cao thấp". Bà càng từ chối thì thanh niên kia càng buông những lời thô tục để hạ thấp bà. Võ sư Thành quyết định lên đài và chỉ sau 2 cú đá, đối thủ đã gục ngã. "Cậu ta muốn bái tôi làm sư phụ nhưng tôi quyết không nhận vì tính cách của người này quá ngỗ ngược, học võ cũng chỉ đi hại người", bà nhớ lại.Được biết, trong những năm đi dạy võ ở các tỉnh xa, đã nhiều lần võ sư Thành bị người của một số môn phái khác đến quấy rối, ngăn cản việc giảng dạy. Tuy nhiên, người phụ nữ này luôn khéo léo xử lí để tránh phải động thủ, gây mất đoàn kết với các môn phái khác.Đến nay, các học trò của võ sư Thành vẫn còn nhắc về vụ một mình bà "đo ván" 3 môn đệ của một môn phái khác. Một lần bà đi làm về ban đêm, đến đoạn vắng thấy 3 bóng áo đen xuất hiện. Một tên định đánh lén từ phía sau, võ sư Thành né đòn sang bên trái quay người tung quyền chân đúng vào bụng đối thủ khiến cho hắn gục xuống. Hai tên khác cùng lao vào, nhanh như cắt bà nhảy lên đạp thẳng hai chân vào ngực đối thủ. Sau khi ăn đòn, mấy đối tượng đánh lén lê lết chạy đi.
Sau gần 30 năm dạy võ Thiếu Lâm, võ sư Thành đã giảng dạy cho hàng vạn đệ tử. Bà được Hội võ thuật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đẳng cấp Võ sư năm 1990, là nữ võ sư Thiếu Lâm duy nhất ở miền Bắc. "Năm 1982, Sở TDTT Hà Nội mời tôi vào công tác. Nhiệm vụ của tôi lúc đó dạy võ Thiếu Lâm tại Cung văn hóa Việt - Lào. Sau đó, tôi được Sở cho đi học luật và cử sang huấn luyện bộ môn Pencak Silat. Đến năm 2005, tôi xin nghỉ về mở quán phở kinh doanh cho đỡ buồn". Được biết, hiện nhiều học trò của võ sư Thành mở những lò luyện võ tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Khi nào gặp những động tác khó, những học trò này lại tìm về để nhờ võ sư Thành chỉ dạy. Đến lúc ấy, khách ăn phở mới biết người đàn bà tay dao tay thớt đang chế biến đồ ăn lại chính là nữ võ sư từng một thời vang danh.
Theo
Văn Chương
- ĐS&PL

Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông là một trong những môn phái lớn và có bề dày của Việt Nam hiện nay. Được du nhập từ Trung Quốc, khi về Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng môn phái vẫn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bài viết hôm nay, Kickfit Sports sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lịch sử phát triển của môn phái này.

Quá trình du nhập Thiếu Lâm Sơn Đông vào Việt Nam

Tổ sư môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông là ông Trần Vi Xìn (Chen Wei Xin). Ông là một vị võ sư đồng thời cũng là một thầy thuốc chữa bệnh cứu người tại Quảng Đông (TQ). Nổi tiếng là người có cách chữa bệnh độc đáo, người bệnh sẽ được kết hợp sử dụng các bài thuốc và luyện tập võ thuật để mau khỏi bệnh.

Không chỉ là một thầy thuốc giỏi, ông Trần còn là một vị võ sư có võ công cao cường. Trong suốt những năm tháng lang bạt đó đây, ông không ngừng rèn luyện, nghiên cứu võ thuật. Tuy nhiên, vì môi trường sống lúc đó của Trung Quốc vô cùng khắc nghiệt và phức tạp nên ông từ chối không nhận để tử.


*

Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam


Vào năm 1921, ông đã sang Việt Nam. Như một định mệnh đã được sắp đặt trước, khi sang tới đây ông đã thu nạp 3 người con của đất Việt làm đệ tử. Ba người đệ tử đó là: Trần Ngọc Ninh, Trần Vinh Quang và ông Nguyễn Văn Thơ. Sau đó ông cùng 3 đệ tử thành lập võ đoàn đi biểu diễn võ bán thuốc khắp nơi.

Ông Nguyễn Văn Thơ – Từ học trò xuất sắc trở thành trưởng môn phái đời thứ 2

Sau nhiều năm bôn ba khắp nơi, năm 1937 ba thầy trò cụ Xìn đã quay trở về Hà Nội. Năm 1978 cụ Trần Vi Xìn đã quay trở về Trung Quốc. Trước khi quay về, cụ đã đồng ý cho các học trò của mình truyền bá môn phái ra rộng rãi.

Chính thức trở thành môn phái đời thứ hai

Ông Nguyễn Văn Thơ (1915 – 2004) là một người con của vùng đất Vũ Thư – Thái Bình. Từ khi lên 10 tuổi, ông đã theo và thụ giáo võ học của thầy Trần. Sau mười mấy năm theo thầy đi khắp Đông Dương, ông đã được truyền dạy toàn bộ tinh hoa của môn phái.

Sau khi được sự đồng ý của sư phụ, 3 người học trò đã phát triển môn phái theo 3 hướng khác nhau. Ông Trần Ngọc Ninh đã mở gánh xiếc lưu động nhưng không nhận đệ tử. Ông Trần Vinh Quang sống ở Hà Nội được 1 năm rồi vào Nam ở ẩn. Duy nhất còn ông Nguyễn Văn Thơ về Thái Bình mở lớp võ. Từ đây ông chính thức trở thành trưởng môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đời thứ 2.

Xem thêm: Rất Hay: Làm Cách Bẫy Cá Rô Phi Mới Nhất 2023, Cách Làm Bẫy Cá Rô Phi


*

Cố trưởng môn đời thứ 2 Nguyễn Văn Thơ (đứng ở giữa)


Khẳng định được chỗ đứng của môn phái trong hệ thống võ Việt Nam

Để có được chỗ đứng cho bản thân và môn phái, ông đã tham gia rất nhiều cuộc tranh tài. Không ít các cao thủ võ thuật trong nước đá phải bái phục về tài nghệ võ thuật của ông Thơ. Cái tên “Hắc Phi Hùng – Nguyễn Văn Thơ” của ông cũng được ra đời từ đây.

Năm 1954, có một sự kiện võ thuật đặc biệt lớn diễn ra tại Hà Nội. Lần này, tất cả những anh tài trên khắp mọi miền tổ quốc cùng đổ về để tranh cúp. Trải qua mấy ngày liền thi đấu, các vị cao thủ trong nước ganh nhau từng đòn thế; luật đấu cũng khắt khe hơn làm cho giải đấu càng thêm gay cấn. Những cuộc tỉ thí này không đơn giản là thi đấu võ thuật nữa mà còn liên quan đến danh dự cá nhân và môn phái. Và vượt qua tất cả đối thủ, võ sư Nguyễn Văn Thơ đã giành cúp vô địch trong cuộc tranh tài quy mô lớn ở Hà Nội.

Ở võ sư Thơ, người ta thấy được ở ông một sự uyên bác trong đối nhân xử thế, tài ba bản lĩnh trong các cuộc đọ sức, sự đức độ vì y võ xuất chúng. Tất cả những điều đó đã khiến cho tiếng tăm của môn phái ngày càng vang xa.

Kỹ thuật nổi bật của môn phái

Để học được những kỹ thuật căn bản của Thiếu Lâm Sơn Đông (TLSĐ) môn sinh phải mất ít nhất từ 3 – 6 tháng. Và để thành thạo phải mất tới 7 năm. Mỗi bài quyền thuật từ cơ bản đến nâng cao đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Kể cả những chiêu thức hay cách đánh ở trong mỗi bài quyền tay không; các bài binh khí; sơ đồ quyền;… cũng có sự gắn kết không thể tách rời. Nhưng mỗi khi môn sinh được học sẽ bao gồm những bài quyền cũ được nâng cấp cao hơn và mang những nét được trưng riêng để không bị nhàm chán.


*

Buổi thi lên đai của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông


Những học trò cao cấp, chân truyền của môn phái sẽ được truyền dạy cách luyện nội, ngoại và kungfu khẩu huyết. Đây chính là những cơ sở học cuối cùng và tinh hoa nhất của môn phái nên chỉ những ai được sư tổ gửi ngắm mới được luyện. Còn những học trò bình thường sẽ được học TLSĐ chiến đấu để áp sát, nhập nội, né tránh, phát hiện sơ hở của đối phương để tùy cơ ứng biến hạ gục đối thủ.

Cách tấn công của TLSĐ chiến đấu thường tập trung đánh vào những giao điểm của xương khớp; huyệt đạo hoặc những điểm lõm trên cơ thể người để đối phương bị tê liệt, không thể cử động. Từ đó, môn sinh TLSĐ sẽ chọn đòn đánh phù hợp theo quy tắc “chế thì nhu – phản cương kình” để kết thúc trận đấu. Giống nhiều môn phái khác, TLSĐ thường sử dụng các loại côn hoặc dao găm để chiến đấu.

Sự phát triển của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông

Sau khi Thủ đô được giải phóng và trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, ông Nguyễn Văn Thơ tới làm việc tại nhà máy xay Lương Yên. Trong khoảng thời gian này, ông đã tham gia dạy võ cho các tự vệ của nhà máy. Khi đất nước được thống nhất, ông dừng làm việc và về nhà mở võ đường.

Đệ tử của võ sư Nguyễn Văn Thơ tiếp nối làm rạng danh môn phái

Sau suốt quá trình truyền dạy môn phái, ông đã thu nhận thêm rất nhiều đệ tử xuất sắc. Võ sư Hùng; võ sư Hải; võ sư Khang; võ sư Trung;…. là những học trò của ông nổi tiếng cả về tài nghệ và đức độ. Đây chính là thế hệ thứ 3 tiếp nối võ sư Nguyễn Văn Thơ làm rạng danh môn phái.

Các học trò của môn phái không chỉ nắm chắc những kỹ thuật mà họ còn tham gia vào nhiều môn võ thể thao khác: wushu; Taolu; Juno;… Năm 1987, các học trò của ông chính thức ra mắt công chúng tại Hội diễn võ thuật Hà Nội. Tại đây, họ đã để lại nhiều tiếng vang lớn. Tất cả những người tới tham dự cuộc thi đều trầm trồ về các kỹ thuật, công phu tuyệt học của phái Sơn Đông.

Thiếu Lâm Sơn Đông có hệ thống võ đường rải rác từ Việt Nam sang châu Âu

Hiện nay, môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đang được truyền dạy tại nhiều võ đường trên khắp cả nước. Tại Châu âu được dạy tại các Thành phố Torino-Italia, Cộng hoà Pháp; Vương Quốc Bỉ. Chỉ riêng Hà Nội đã có tới 20 võ đường ở khắp các quận.

Và để tăng thêm sự gắn kết giữa các võ đường, giúp môn sinh tích tích cực tập luyện và tăng tính cạnh tranh nên các HLV đã tạo ra các cuộc thi. Nhiều cuộc thi biểu diễn quyền; biểu diễn các bài nội công;… tạo một sân chơi lành mạnh và phát triển.

Lời kết

Theo thời gian, sự phát triển của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông ngày càng lớn mạnh. Xưa kia vị Tổ sư của môn phái chỉ nhận duy nhất 3 đồ đệ; ngày nay số lượng võ đường và môn sinh ngày càng tăng nhưng vẫn rất khắt khe trong việc nhận học trò. Chính vì vậy mà những môn sinh của phái môn phái Sơn Đông đào tạo ra đều rất chất lượng. Đều là những võ sư xuất sắc tham gia nhiều giải thi đấu lớn cả trong nước và Thế giới.