TOP 100 CA KHÚC NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

-

Nhạc Trịnh Công Sơn luôn mang những màu sắc riêng với những ý nghĩa và triết lý đầy sâu sắc mà không thể nhầm lẫn với bất kỳ dòng nhạc nào. Cùng Misskick điểm qua những ca khúc hay và nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Trịnh công sơn bài hát

Tuy nhiên, trong số đó có 236 ca khúc được công chúng biết đến rộng rãi và hoàn thiện cả về nhạc và lời. Nhạc Trịnh luôn mang đến cho người nghe những cảm xúc bay bổng, đầy tính triết ký về tôn giáo, tình yêu và những tinh thần lạc quan trong cuộc sống nên rất được nhiều khán giả yêu mến và suy mê.


Nội dung bài viết


Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ – Khánh Ly

Một cõi đi về – Khánh Ly

Lời bài hát: Một cõi đi về

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ

Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua

Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ

Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa

Mây che trên đầu và nắng trên vai

Đôi chân ta đi sông còn ở lại

Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi

Lại thấy trong ta hiện bóng con người.

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa

Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy

Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa

Từng lời tả dương là lời mộ địa

Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi

Đi lên non cao đi về biển rộng

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng

Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.

(Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn

Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì)

Một cõi đi vềlà bài hát do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác và được nhiều ca sĩ nổi tiếng hát, tuy nhiên nổi bật và thành công nhất là ca sĩ Khánh Ly. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng và ca từ sâu sắc.

Thông điệp nhân văn về kiếp nhân sinh, cõi luân hồi của đời người mà bài hát mang đến khiến người nghe không thể quên được. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người yêu thích nhất của cố nhạc sĩ.

Hạ Trắng – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Ru ta Ngậm NgùiThể loại: Nhạc TrịnhNăm phát hành: 2003Thời lượng bài hát: 5:54 phút

Lời bài hát: Hạ Trắng

Gọi nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say

Lối em đi về trời không có mây

Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy

Gọi nắng cho cơn mê chiều nhiều hoa trắng bay

Cho tay em dài gầy thêm nắng mai

Bước chân em về nào anh có hay

Gọi em cho nắng chết trên sông dài

Thôi xin ơn đời, trong cơn mê này, gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về, chân em bước nhẹ, trời buồn gió cao

Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau

Thôi xin ơn đời, trong cơn mê này, gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về, chân em bước nhẹ, trời buồn gió cao

Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau

Thôi xin ơn đời, trong cơn mê này, gọi mùa thu tới

Tôi đưa em về, chân em bước nhẹ, trời buồn gió cao

Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu

Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau

Hạ Trắng là bài hát được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác khi ông đang ở giữa ranh giới thực và mơ trong một cơn sốt nặng giữa cái nắng trưa hè gây gắt của Huế, với một căn phòng đầy ắp mùi hoa dạ lý hương trắng. Kết hợp với đó là cảm hứng từ câu chuyện tình yêu mãnh liệt của hai cụ già nhưng lại bị chia xa bởi cái chết tuổi già.

Qua giọng ca ma mị và đầy ám ảnh của ca sĩ Khánh Ly, bài hát Hạ Trắng càng chạm đến trái tim người nghe bởi sự bâng khuâng về cuộc đời, về cái chết của người sáng tác. Bài hát khiến người nghe cũng được đắm chìm trong khoảng không gian mộng ảo đầy màu hoa trắng ấy.

Diễm xưa – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3Thể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1971Thời lượng bài hát: 3:31 phút

Lời bài hát: Diễm xưa

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ

Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ

Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua

Trên bước chân em âm thầm lá đổ

Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Chiều nay còn mưa sao em không lại

Nhỡ mai trong cơn đau vùi

Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau

Bước chân em xin về mau

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động

Làm sao em biết bia đá không đau

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng

Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

Diễm xưa được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1960. Bài hát có phiên bản tiếng Nhật với tên Utsukushii mukashi và từng được chọn làm nhạc phim của một bộ phim kể về hôn nhân giữa người Nhật và cô gái người Việt.

Bài hát là hồi ức về một đoạn tình duyên đơn phương của cố nhạc sĩ cùng người con gái Huế vẫn đi học ngang nhà ông vào những buổi chiều đầy thơ mộng. Ca khúc mang giai điệu nhẹ nhàng và ca từ da diết, khiến người nghe như nhìn thấy được khung cảnh những ngày mơ màng đó.

Cát Bụi – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Như Cánh Vạc BayThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1988Thời lượng bài hát: 4:14 phút

Lời bài hát: Cát Bụi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi

Để tình yêu xay mòn thành đá cuội

Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây

Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy

Ôi cát bụi phận này

Vết mực nào xóa bỏ không hay…

Trong hồi ký của Trịnh Công Sơn viết cảm hứng Cát Bụi như sau:

“Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi. Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ”.

Có thể thấy khi nói về những triết lý vô thường trong cuộc sống qua các tác phẩm âm nhạc, Cát Bụi là một kiệt tác thể hiện rõ nhất những tinh thần đó của nhạc Trịnh Công Sơn. Bài hát được rất nhiều nghệ sĩ chọn thể hiện, Tuy nhiên, vẫn chỉ có Khánh Ly là người thể hiện rõ bậc nhất chất Trịnh trong bài hát.

Biển Nhớ – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Vafa 2: Hòa tấu guitarThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1996Thời lượng bài hát: 4:49 phút

Lời bài hát: Biển Nhớ

Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về

Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ

Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ

Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn

Gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang

Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đêm mờ

Hồn lẽ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn.

Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngõ

Đàn lên cung phím chờ sầu lên dây hoang vu

Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về

Chiều sương ướt đẫm cơn mê

Trời cao níu bước sơn khê.

Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rũ buồn

Đèn phố nghe mưa tủi hồn, nghe ngoài trời giăng mây luôn

Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm

Ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang

Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng

Nữa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương

Biển nhớ là một kiệt tác để đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được ông sáng tác vào mùa hè năm 1962, lúc đó ông chỉ mới 23 tuổi. Bài hát là một chuyện tình buồn và cũng là nỗi lòng của tác giả khi nhớ về người yêu Bịch Khê, trong lúc nhạc sĩ đang thả hồn mình trên bãi biển Quy Nhơn thơ mộng.

Ca khúc đã được nhiều danh ca nổi tiếng thể hiện. Tuy nhiên nổi bậc nhất vẫn là giọng ca của Khánh Ly, bà đã thể hiện được gần như trọn bộ sự cô đơn, cũng như nỗi buồn biệt ly của hai người đang yêu nhau.

Ru Ta Ngậm Ngùi – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Như Cánh Vạc BayThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1976Thời lượng bài hát: 4:49 phút

Lời bài hát: Ru Ta Ngậm Ngùi

Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.

Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên

Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình

Xin người hãy gọi tên.

Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn

Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm

Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng.

Thôi chờ những rạng đông.

Xin chờ những rạng đông

Đời sao im vắng

Như đồng lúa gặt xong

Như rừng núi bỏ hoang

Người về soi bóng mình.

Giữa tường trắng lặng câm.

Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày

Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi

Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời

Không chờ, không chờ aị

Em về, hãy về đi, ta phiêu du một đờị

Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay

Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi,

Xin ngủ dưới vòm cây…

Khi nghe bài hát Ru Ta Ngậm Ngùi, Trịnh Công Sơn như đã mang đến cho người nghe những lời ru, nhưng lại mang những ý nghĩa liên quan đến nhân sinh, những trăn trở, suy tư về thân phận con người về tương lai và tình yêu.

Bài hát như một lời tự sự của chính tác giả, vì thế nó có giai điệu nhẹ nhàng như một tiếng trải lòng, cùng với đó là những ca từ đầy chất thơ mang đầy triết lý. Qua sự thể hiện của Khánh Ly, bài hát dường như được nâng tầm trở thành một kiệt tác bất hữu của âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Còn Tuổi Nào Cho Em – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Còn tuổi nào cho emThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1990Thời lượng bài hát: 05:24 phút

Lời bài hát: Còn Tuổi Nào Cho Em

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay

Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời

Tay măng trôi trên vùng tóc dài

Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này

Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may

Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai

Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời

Xin cho tay em còn muốt dài

Xin cho cô đơn vào tuổi này

Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài

Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau

Trời xanh trong mắt em sâu

Mây xuống vây quanh giọt sầu

Em xin tuổi nào còn tuổi trời hư vô

Bàn tay che dấu lệ nhòa Ôi buồn!

Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu

Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù

Xin chân em qua từng phiến ngà

Xin mây xe thêm mầu áo lụa

Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ…

Còn Tuổi Nào Cho Em được Trinh Công Sơn sáng tác vào năm 1964. Bài hát với những ca từ lãng mạn đầy trau chuốt, nói lên tuổi xuân của người phụ nữ thật xinh đẹp nhưng cũng đan xen những nỗi buồn man mác.

Bài hát nổi tiếng với các bạn trẻ những năm gần đây, nhờ là bài hát chính trong phim “Em là bà nội của anh”. Nhờ tiếng hát của Miu Lê trong phim đã thổi một làn gió mới đầy mộc mạc, trong sáng và hiện đại.

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Bông Hồng Cho Người Ngã NgựaNgày phát hành: 1981Thời lượng bài hát: 06:18 phút

Lời bài hát: Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên

Em còn nhớ hay em đã quên

Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng

Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân

Nhớ đèn đường từng đêm thao thức

Sáng cho em vòm lá me xanh.

Em còn nhớ hay em đã quên

Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm

Có hai mùa vẫn đi về

Có con đường nằm nghe nắng mưa.

Em ra đi nơi này vẫn thế

Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ

Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru

Có tiếng em thơ

Có chút nắng trong, tiếng gà trưa.

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên là một trong nhưng tác phẩm ít ỏi mà Trịnh Công Sơn giới thiệu về Sài Gòn đến người nghe. Bài hát nói lên tiếng lòng day dứt của một người ở lại với những cảnh vật cũ thân quen.

Bài hát với sự thổi hồn của giọng ca trời phú Khánh Ly giường như đã lột tả lên hết được một Sài Gòn cổ kính, đầy hoài niệm và xa xưa. Chất chứa trong lời hát là tiếng lòng cô đơn của một tâm hồn đang yêu.

Nhớ Mùa Thu Hà Nội – Hồng Nhung

Sáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Nhớ Về Hà NộiNgày phát hành: 1996Thời lượng bài hát: 03:34 phút

Lời bài hát: Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng

Cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau

Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió

Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ

Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua.

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi

Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời

Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người

Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai

Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi

Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Nhớ đến một người để nhớ mọi người.

Bài hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội được Trịnh Công Sơn cho ra đời vào khoảng thời gian ông sống một thời gian ngắn tại thủ đô. Ca khúc mang đến cho người nghe cảm giác yên bình về một mùa thu Hà Nội êm đềm, đang được hòa quyện giữa tình yêu và vẻ đẹp của khung cảnh.

Có thể nói, không ai thể hiện những ca khúc viết về Hà Nội xuất sắc như diva Hồng Nhung. Qua tiếng hát của cô, bài hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội dường như trong trẻo và đẹp hơn rất nhiều.

Dấu Chân Địa Đàng – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Ru em từng ngón xuân nồngNgày phát hành: 2000Thời lượng bài hát: 06:22 phút

Lời bài hát: Dấu Chân Địa Đàng

Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo

Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền

Bàng hoàng lạc gió mấy miền

Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm

Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần

Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng

Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng

Một đời bỏ ngõ đêm hồng

Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em

Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô từ mưa gió từ vào trong đá xưa

Ðến bây giờ mắt đã mù

Tóc xanh đen vầng trán thơ

Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu

Mới hôm nào bão trên đầu

Lời ca đau trên cao

Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ

Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vùi

Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền để người về hát đêm hồng

Địa đàng còn in dấu chân bước quên.

Bài hát được Trịnh Công Sơn cho ra đời vào năm 1960 khi ông đang dạy học ở vùng núi rừng Bảo Lộc. Trong những buổi đêm hoang vắng của miền núi rừng đã tạo cho nhạc sĩ những tâm trạng sâu lắng để tạo nên kiệt tác này.

Bài hát lúc đầu mang tên Tiếng Hát Dạ Lan, mang tên 1 loài hoa thơm chỉ nở vào ban đêm, sau đó thì được đổi tên thành Dấu Chân Địa Đàng. Qua ca khúc ta có thể thấy được những suy nghĩ vô thường về kiếp người của cố nhạc sĩ họ Trịnh, từ đó mang đến cho người nghe những cảm xúc sâu lắng khó tả.

Nhìn Những Mùa Thu Đi – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Sơn Ca 7: Khánh Ly và những tình khúc của Trịnh Công SơnNgày phát hành: 1989Thời lượng bài hát: 04:42 phút

Lời bài hát: Nhìn Những Mùa Thu Đi

Nhìn những mùa thu đi

Em nghe sầu lên trong nắng

Và lá rụng ngoài song

Nghe tên mình vào quên lãng

Nghe tháng ngày chết trong thu vàng.

Nhìn những lần thu đi

Tay trơn buồn ôm nuối tiếc

Nghe gió lạnh về đêm

Hai mươi sầu dâng mắt biếc

Thương cho người rồi lạnh lùng riêng.

Gió heo may đã về

Chiều tím loang vỉa hè

Và gió hôn tóc thề

Rồi mùa thu bay đi.

Trong nắng vàng chiều nay

Anh nghe buồn mình trên ấy

Chiều cuối trời nhiều mây

Đơn côi bàn tay quên lối

Đưa em về nắng vương nhè nhẹ.

Đã mấy lần thu sang

Công viên chiều qua rất ngắn

Chuyện chúng mình ngày xưa

Anh ghi bằng nhiều thu vắng

Đến thu này thì mộng nhạt phai.

Nhìn Những Mùa Thu Đi được Trịnh Công Sơn viết vào năm 1963. Khác với những bài hát sáng tác về màu thu khác, ca khúc không mang nặng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời mà đơn thuần là những miêu tả về cảnh thu nhẹ nhàng.

Bài hát như một lời tự sự hay tâm tình của 1 đôi trai gái yêu nhau, phải chia xa và đang nhớ về nhau trong một ngày thu ấm áp, “Nhìn những lần thu đi, tay trơn buồn ôm nuối tiếc”. Bạn hãy mở và lắng nghe ca khúc theo cảm nhận riêng của mình nhé!

Chiều Một Mình Qua Phố – Lân Nhã

Ca sĩ: Lân NhãSáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Ru em từng ngón xuân nồngNgày phát hành: 2019Thời lượng bài hát: 04:26 phút

Lời bài hát: Chiều Một Mình Qua Phố

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Gót chân đôi khi đã mềm gọi buồn cho mình nhớ tên.

Chiều qua bao nhiêu lần môi cười

Cho mình còn nhớ nhau

Chiều qua bao nhiêu lần tay mời

Nghe buồn ghé môi sầu.

Ngày nào mình còn có nhau xin cho dài lâu

Ngày nào đời thôi có nhau xin người biết đau.

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Gió ơi gió ơi bay lên để bụi đường cay lòng mắt

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Áo xưa chưa quen phong trần đợi mùa thu vàng áo thêm.

Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh

Còn một mình trên phố âm thầm nhớ nhớ tên em

Ngoài kia không còn nắng mềm ngoài kia ai còn nhớ tên.

Buổi chiều tà luôn mang đến cho mọi người những cảm xúc bồi hồi lắng đọng, đặc biệt là với một tâm hồn đầy chất thơ như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Có thể thấy, trong bài hát ông đã viết lên một nỗi nhớ về một cuộc tình buồn trong một ngày chiều lang thang ngoài phố vắng.

Qua tiếng hát đậm chất nam tính và lãng mạn của Lân Nhã, ca khúc như khoác lên một màu áo mới hiện đại, nhưng cũng chất chứa sự sâu sắc trong ca từ. Những ai đang có tâm trạng cô đơn thì bài hát là một sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để thưởng thức và thư giãn.

Xin trả nợ người – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Trịnh Công Sơn – Một Thời Để NhớThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 2002Thời lượng bài hát: 05:34 phút

Lời bài hát: Xin trả nợ người

Hai mươi năm xin trả nợ người

Trả nợ một thời em đã bỏ ai

Hai mươi năm xin trả nợ dài

Trả nợ một đời em đã phụ tôi

Em phụ tôi một thời bé dại

Thơ dại ra đi

Không nhớ gì tôi

Thơ dại ra đi

Quên hết tình tôi

Hai mươi năm em trả lại rồi

Trả nợ một đời xa vắng vòng tay

Hai mươi năm vơi cạn lại đầy

Trả nợ một thời, môi vắng vòng môi

Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào

Trả nợ một đời chưa hết tình sâu

Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu

Trả nợ một đời không hết tình đâu

Em phụ tôi một thời bé dại

Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi

Thơ dại ra đi quên hết tình tôi

Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm màu

Trả nợ một lần quên hết tình đau

Hai mươi năm vẫn là thuở nào

Nợ lại lần này trong cõi đời nhau

Xin trả nợ người là một trong những tác phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Khánh Ly thể hiện. Bài hát này có liên quan đến giai thoại đặc biệt về mối tình day dứt 20 năm trời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và “nàng thơ” Dao Ánh của mình.

Bài hát là nỗi lòng của người con trai đối với người con gái đã bỏ mình mà đi, nhưng giữa họ duyên chưa tận, nợ vẫn còn, tình vấn vương. Vì vậy người con trai vẫn muốn “xin” được “trả nợ dài lâu”, trả đủ “nợ một đời em đã phụ tôi”.

Phôi Pha – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Ru EmThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1997Thời lượng bài hát: 05:34 phút

Lời bài hát: Phôi Pha

Ôm lòng đêm

Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ

Ôi phù du

Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ

Đời người như gió qua

Không còn ai

Đường về ôi quá dài những đêm xa người

Chén rượu cay một đời tôi uống hoài

Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi

Về ngồi trong những ngày

Nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng khi mưa bay

Có những ai xa đời quay về lại

Về lại nơi cuối trời làm mây trôi

Thôi về đi

Đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa

Có nhiều khi từ vườn khuya bước về

Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa

Từng ca từng trong Phôi Pha đều thể hiện rõ những trăn trở về kiếp người trôi nhanh như kiếp phù du và những triết lý sâu sắc trong cuộc sống đặc trưng của nhạc Trịnh. Không những vậy, nó còn thể hiện lên sự cô đơn trong tầm hồn của cố nhạc sĩ “Không còn ai, đường về ôi quá dài”.

Và chỉ qua tiếng hát của Khánh Ly, ta mới có thể cảm nhận được hết cái hồn trong từng câu chữ và lời hát. Nhờ đó ta mới có thể thấu hiểu hết được những tinh túy trong âm nhạc Trịnh, thứ âm nhạc vượt xa mọi giới hạn của âm nhạc thông thường.

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hạ TrắngThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1986Thời lượng bài hát: 05:35 phút

Lời bài hát: Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn

Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm

Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy

Nên mãi ru thêm ngàn năm.

Xem thêm: Mắt kính chống lóa ban đêm, kính chống chói, chống lóa, kính đi đêm thời trang, giá tốt

Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm

Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm

Cho vừa nhớ nhung có em dỗi hờn

Nên mãi ru thêm ngàn năm.

Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ

Tay em kết nụ, nuôi trọn một đời

Nuôi một đời người

Mùa xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi.

Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng

Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm

Giận hờn sẽ quên

Dáng em trôi dài trôi mãi trôi trên ngàn năm.

Ru mãi ngàn năm vừa má em hồng

Bàn tay đưa anh đến quê hương vàng son

Vào trời lãng quên

Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm.

Ru em từng ngón xuân nồng là bài hát được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác với những ca từ đẹp, mang tính hình tượng và ẩn dụ. Nhạc điệu nhẹ nhàng, êm ái, gợi cảm giác buồn man mác như một lời ru dịu dàng.

Chất riêng âm nhạc của nhạc sĩ họ Trịnh đã được thể hiện rõ ràng qua bài hát này, đặc biệt khi được trình bày bởi người bạn tri kỷ của ông – ca sĩ Khánh Ly, bài hát lại càng da diết, động lòng hơn.

Tình Xa – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3Thể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1971Thời lượng bài hát: 05:53 phút

Lời bài hát: Tình Xa

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại

Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ

Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa.

Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố

Thành phố hoang vu như đời mình, như cuộc tình

Làm sao em biết đời sống buồn tênh

Đôi khi ta lắng nghe ta.

Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá

Hồn ta gió cát phù du bay về

Đôi khi trên mái tình ta nghe những giọt mưa

Tình réo tình âm thầm

Sầu réo sầu bên bờ vực sâu.

Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè

Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê

Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu

Ôi tiếng buồn rơi đều

Nhìn lại mình đời đã xanh rêu.

Tình xa là bài hát được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác với nỗi lòng ôm mối tình xa của chính mình và của cả nhân thế, “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Nỗi lòng đó được thể hiện qua những giai điệu nhẹ nhàng, da diết và những lời ca ý nghĩa, sâu sắc, riêng biệt.

Bài hát này được ca sĩ Khánh Ly thể hiện trong album Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3 phát hành năm 1971. Đến nay, bài hát vẫn luôn được nhiều người quan tâm yêu thích và hát lại kể cả những bạn trẻ.

Lời Thiên Thu Gọi – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hát Cho Quê Hương Việt Nam 4Thể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1973Thời lượng bài hát: 02:56 phút

Lời bài hát: Lời Thiên Thu Gọi

Về trong phố xưa tôi nằm

Có lần nghe tiếng ru bên vườn

Chợt như xác thân không còn

Và cạnh tôi là đồng vắng.

Về trên phố cao nguyên ngồi

Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi

Chợt như phố kia không người

Còn lại tôi bước hoài.

Lòng ta có khi tựa như vắng ai

Nhiều khi đã vui cười nhiều khi đứng riêng ngoài

Nhiều đêm muốn đi về con phố xa

Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà.

Dòng sông trước kia tôi về

Bỗng giờ đây đã khô không ngờ

Lòng tôi có khi mơ hồ

Tưởng mình đang là cơn gió.

Về chân núi thăm nấm mồ

Giữa đường trưa có tôi bơ phờ

Chợt tôi thấy thiên thu

Là một đường không bến bờ.

Lời thiên thu gọi là sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Khánh Ly thể hiện trong album Hát Cho Quê Hương Việt Nam 4 phát hành năm 1973. Tuy có nhiều ca sĩ gạo cội trình bày bài hát này, song giọng ca của Khánh Ly vẫn được xem là phiên bản thành công nhất.

Bài hát có ca từ tha thiết và giai điệu đầy vấn vương nhớ mãi không quên, đồng thời cảm thấy bồi hồi xao xuyến trong lòng khi gợi lên trong lòng mỗi người về một miền phố thị nhưng bình yên đến lạ thường “Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi“.

Ngủ Đi Con – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1Thể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1969Thời lượng bài hát: 05:25 phút

Lời bài hát: Ngủ Đi Con

Hà ha ha há.. ha ha hà, con ngủ, ngủ đi con

Đứa con của mẹ da vàng

Ru con ru đạn nhuộm hồng vết thương

Hai mươi năm .. đàn con đi lính

Đi rồi không về, đứa con da vàng của mẹ

Ngủ đi con …

Ru con, ru đã hai lần

Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng

Mẹ mang đầy bụng mẹ bồng trên tay

Hò ho ho hó, ho ho hò, sao ngủ tuổi hai mươi ?

Hà ha ha há.. ha ha hà, con ngủ, ngủ đi con

Đứa con của mẹ ra đời

Trên môi vang vọng một lời đau thương

Hai mươi năm .. đàn con khôn lớn

Ra ngoài chiến trường, đứa con da vàng Lạc Hồng

Ngủ đi con …

Ru con, nay đã phong trần

Ôi vết thương nào đục sâu da nồng

Thịt xương này mẹ nhọc nhằn hôm mai

Hà ha ha há.. ha ha hà, sao ngủ tuổi hai mươi?

Ngủ đi con là một trong những ca khúc phản chiến do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác và mang nỗi niềm chung về chiến tranh của cả dân tộc. Ông đã đem hiện thực khốc liệt của cuộc chiến thời bấy giờ thêm vào trong ca từ của bài hát.

Ông không chỉ viết tình ca và những bài hát về triết lý cuộc sống, nhạc sĩ còn viết nhiều bài hát nói lên nỗi đau của dân tộc trong thời bom bay đạn lạc và những “Đứa con của mẹ da vàng. Ru con đạn nhuộm hồng vết thương…“, điển hình là bài hát nổi tiếng Ngủ đi con này.

Này Em Có Nhớ – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Như Cánh Vạc BayThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1976Thời lượng bài hát: 4:03 phút

Lời bài hát: Này Em Có Nhớ

Chúa đã bỏ loài người

Phật cũng bỏ loài người

Này em xin cứ phụ người.

Này em xin cứ phụ tôi

Đời sống quanh đây có vạn lời mời

Đời sống quanh đây tiếng người mừng gọi em vào

Đời đã quen với những kiếp xa nhau.

Chúa đã bỏ loài người

Phật đã bỏ loài người

Này em xin cứu một người.

Này em hãy đến tìm tôi

Vì những con sông đã cạn nguồn rồi

Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời

Về cùng tôi đứng bên âu lo này.

Chúa đã bỏ loài người

Phật đã bỏ loài người

Này em có nhớ cuộc đời

Này em có biết loài người

Này em có nhớ gì tôi.

Này em có nhớ là một trong những được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác dựa trên hiện thực tang thương của cuộc chiến. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng nhưng gợi lên cảm giác buồn bã khó tả đan xen với nỗi nhớ khôn nguôi.

Bài hát nói về hình ảnh người con gái có người yêu tham gia chiến trường, ngày ngày chờ mong và lo lắng, chỉ biết khẩn cầu chúa trời thương xót bảo vệ người mình yêu khỏi bom bay đạn lạc.

Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Như Cánh Vạc BayThể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1976Thời lượng bài hát: 4:03 phút

Lời bài hát: Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ

Một đêm bước chân về gác nhỏ

Chợt nhớ đóa hoa tường vy

Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ

Giờ đây đã quên vườn xưa.

Một hôm bước qua thành phố lạ

Thành phố đã đi ngủ trưa

Đời ta có khi tựa lá cỏ

Ngồi hát ca rất tự do

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà

Từ những phố kia tôi về.

Ngày xuân bước chân người rất nhẹ

Mùa xuân đã qua bao giờ

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ

Tỉnh ra có khi còn nghe.

Một hôm bước chân về giữa chợ

Chợt thấy vui như trẻ thơ

Đời ta có khi là đóm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya.

Vườn khuya đóa hoa nào mới nở

Đời ta có ai vừa qua

Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ

Tôi nghĩ quanh đây hồ như

Đời ta hết mang điều mới lạ

Tôi đã sống rất ơ hờ.

Lòng tôi có đôi lần khép cửa

Rồi bên vết thương tôi quỳ

Vì em đã mang lời khấn nhỏ

Bỏ tôi đứng bên đời kia.

Đêm thấy ta là thác đổ là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát với giai điệu mượt mà, ca từ bay bỗng nhưng gợi ra cảm giác buồn bã, cô đơn trong một buổi đêm thành thị, cảm giác dồn dập như dòng thác đổ của cảm xúc người nghe.

Những ca từ trong bài hát gợi nhiều hình ảnh bí ẩn nhưng lại dễ dàng chạm đến trái tim của người nghe, để lại nhiều dư âm khó quên. Bài hát như một thác nước thanh khiết, rửa sạch tâm hồn của con người.

Nối Vòng Tay Lớn – Hồ Quang Hiếu, Thúy Khanh

Ca sĩ: Hồ Quang Hiếu, Thúy KhanhSáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Không cóThể loại: Tình khúc 1954-1975, nhạc phản chiến của Trịnh Công SơnNgày phát hành: 1968Thời lượng bài hát: 3:08 phút

Lời bài hát: Nối Vòng Tay Lớn

Rừng núi dang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la, anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày

Dòng máu nối con tim đồng loại

Dựng tình người trong ngày mới

Thành phố nối thôn xa vời vợi

Người chết nối linh thiêng vào đời

Và nụ cười nối trên môi.

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay

Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi

Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo

Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền

Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh

Với giai điệu hùng tráng, nhịp điệu rộn ràng vui tươi, đầy khí thể, lời ca phóng khoáng đầy tự hào, bài hát như một bản hùng ca của niềm hy vọng, tự hào khôn xiết về một non sông Việt Nam đẹp tươi. Bài hát còn được đưa vào sách giáo khoa để các em học sinh ý thức được những khó khăn của thế hệ đi trước trải qua để bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Như tiếng thở dàiThể loại: Nhạc trữ tình, balladNgày phát hành: 1972Thời lượng bài hát: 5:26 phút

Lời bài hát: Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng

Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em là tôi và tôi cũng là em

Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo

Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm

Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ

Tôi là ai mà còn trần gian thế

Tôi là ai, là ai, là ai?

Mà yêu quá đời này

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng

Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ

Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng

Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em là tôi và tôi cũng là em

Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo

Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm

Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ

Tôi là ai mà còn trần gian thế

Tôi là ai, là ai, là ai?

Mà yêu quá đời này

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng

Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ

Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã luôn buồn khổ vì từng người tình của mình bỏ đi “như những dòng sông nhỏ”. Tôi ơi đừng tuyệt vọng tiếp tục lại là một ca khúc viết về chuyện tình của chính ông với Á Hậu Vân Anh năm nào, khi như làn nắng cơn mưa, khi mờ ảo sương khói, khi buồn đến nao lòng. Hình ảnh này đã trở thành một phần trong ông và trở thành nguồn cảm hứng cho bài hát.

Khoảng thời gian bên cô Vân Anh của ông khá êm đẹp để rồi ông miêu tả hạnh phúc của mình là nhẹ nhàng, thanh thản. Đến một ngày khi căn phòng ấm áp đầy cọ, tranh, rượu và đàn không còn bóng cô, nỗi buồn của ông đã cất lên thành tiếng: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng”.

Như Cánh Vạc Bay – Khánh Ly

Ca sĩ: Khánh LySáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Ru emThể loại: Nhạc trữ tình, tình khúcNgày phát hành: 1967Thời lượng bài hát: 5:02 phút

Lời bài hát: Như Cánh Vạc Bay

Nắng có hồng bằng đôi môi em

Mưa có buồn bằng đôi mắt em

Tóc em từng sợi nhỏ

Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh

Gió sẽ mừng vì tóc em bay

Cho mây hờn ngủ trên trên vai

Vai em gầy guộc nhỏ

Như cánh vạc về chốn xa xôi

Nắng có còn hờn ghen môi em

Mưa có còn buồn trong mắt em

Từ lúc đưa em về

Là biết xa nghìn trùng

Suối đón từng bàn chân em qua

Lá hát từ bàn tay thơm tho

Lá khô vì đợi chờ

Cũng như đời người mãi âm u

Nơi em về ngày vui không em

Nơi em về trời xanh không em

Ta nghe từng giọt lệ

Rớt xuống thành hồ nước long lanh.

Bài hát được sáng tác trong một lần nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới Đà Lạt. Lúc bấy giờ nhạc sĩ ở trong rừng, nghỉ chân cạnh dòng suối nhỏ và vô tình bắt gặp cô gái chân trần lội suối đi qua. Ánh nắng chảy trôi trên mái tóc cô, đan xen những làn gió lộng ùa vào tà áo khiến chàng thi sĩ cứ vấn vương mãi trong đầu rồi sáng tác nên “Như cánh vạc bay”.

Như cánh vạc bay mang đến vẻ đẹp đượm buồn xen lẫn một chút mênh mông, vô định của cuộc đời. Giọng hát trầm ấm, thanh cao của nữ ca sĩ Khánh Ly thể hiện từng lời hát dịu dàng, đắm say, chầm chậm đưa người nghe lạc vào xứ lạnh với rừng thông, ánh nắng và cô gái đẹp y như trong trí nhớ của Trịnh Công Sơn.

Để Gió Cuốn Đi – Quỳnh Lan

Ca sĩ: Quỳnh LanSáng tác: Trịnh Công SơnAlbum: Hát cho quê hương Việt Nam 4Thể loại: Nhạc TrịnhNgày phát hành: 1973Thời lượng bài hát: 4:25 phút

Lời bài hát: Để Gió Cuốn Đi

Dù là trước hay sau bộ phim Em và Trịnh, có lẽ bạn cũng cần bước vào thế giới của Trịnh bằng cánh cửa đơn thuần nhất: Những bài hát.
*
Giọt nước mắt của Thanh Thuý được nhạc sĩ họ Trịnh mang từ Sài Gòn vào Huế, rồi giãi bày lên khuông nhạc thành giai điệu của Ướt Mi.

“Ngoài hiên mưa rơi rơi
Lòng ai như chơi vơi Người ơi nước mắt hoen mi rồi”

So với những tác phẩm dày hình ảnh trừu tượng trải dài trong cuộc đời cố nhạc sĩ, Ướt Mi có thể xem như một trong những ca khúc giản dị nhất. Ca từ đầy tính tự sự trực tiếp đặt khán giả vào không gian của một phòng trà đêm mưa. Trên sân khấu, có nàng ca nữ tỉ tê “Từ nay thôi mờ, nước mắt buồn mi em ngây thơ.”

Năm 1958, Nhà xuất bản An Phú ấn hành ca khúc này tại Sài Gòn. Trước đó, nhạc sĩ cũng đã sáng tác một số bài hát nhưng “riêng bài Ướt Mi thì tồn tại như một số phận của nó và tôi.”

Theo Trịnh Công Sơn, “nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình.”

Cũng từ dấu mốc này, chàng nhạc sĩ trẻ không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước. Trịnh Công Sơn nhạy cảm hơn khi đối diện với “những tình cảm phức tạp của con người.”


Còn Tuổi Nào Cho Em - Hát tặng tình yêu

"Nén hương thắp lên và ngụm rượu nhấp môi, Ánh ngày xưa cũng như Ánh hôm nay, nhớ anh hôm nay cũng như nhớ anh bao ngày, tháng, năm đã qua, những ngày tháng, năm sắp tới."

Đó không phải câu từ nào trong hơn 300 lá thư Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh, mà được trích từ đoạn thư nàng Dao Ánh hồi đáp 16 năm sau ngày nhạc sĩ qua đời.

*
Mười năm sau ngày Trịnh đi xa, người ta mới biết đến sự tồn tại của nàng. Trước vô số lời truyền tụng về những bóng hồng đi qua đời nhạc sĩ, khán giả bất ngờ nhận ra suốt mấy chục năm dài, Dao Ánh “chưa hề một lần bước ra khỏi trái tim của Trịnh Công Sơn.”

Ông dành cho nàng thơ của mình một kho tàng âm nhạc và tâm tư đồ sộ. Nhiều ca khúc đã trở thành bất hủ, nổi bật trong số đó là Còn Tuổi Nào Cho Em.

“Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời…Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài”

Trổ dọc bài hát, cố nhạc sĩ gợi mở một kho tàng cảm xúc của tuổi trẻ: Phiêu lưu, đớn đau, vô tư và đậm đà nhất là cảm giác của tình yêu. Được sáng tác khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa 25 tuổi, Còn Tuổi Nào Cho Em là lời thơ chất chứa những cảm xúc hỗn loạn nhưng nồng nàn của tuổi trẻ.

Lời nhắn nhủ cho người yêu ở xa có lẽ cô đọng lại thành câu hát cuối cùng “Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ.”


Nối Vòng Tay Lớn - Hát cho ngày thống nhất

Bài hát vốn đã thành hình trước thời điểm đó 7 năm, nhưng đến thời điểm giải phóng miền Nam mới thực là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa.”

“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi”

*
Mong ước tự do được gửi gắm trong Nối Vòng Tay Lớn cũng phần nào thể hiện quan điểm chính trị của Trịnh Công Sơn - một vấn đề vẫn còn được bàn cãi cho đến hôm nay.

Với giai điệu xoay vòng và lời nhạc dễ nhớ, Nối Vòng Tay Lớn xuất hiện như một bài hát sinh hoạt không thể phù hợp hơn. Thực tế, từ năm 1970, ca khúc đã được hát vang tại trại “Nối vòng tay lớn” tổ chức cho thanh niên, sinh viên và học sinh miền Nam. Đến hiện tại, bài hát vẫn giòn giã vang lên trong tất cả những sự kiện sinh hoạt, dù thuộc phong trào hay tôn giáo.

Nối Vòng Tay Lớn cũng là một trong những ca khúc nhạc Trịnh phổ biến nhất khi được trình bày bởi hơn 60 ca sĩ.

Năm 2007, Unlimited ra mắt phiên bản phối rock của Nối Vòng Tay Lớn, mở đầu xu hướng làm mới nhạc Trịnh với những cái tên nổi bật như Đồng Lan (Nhạc Trịnh và jazz) hay Hà Lê (Trịnh Contemporary). Bộ phim điện ảnh Em và Trịnh cũng vừa giới thiệu playlist “Gen
Z và Trịnh” với sự tham gia của nhiều ca sĩ trẻ.


Ru Ta Ngậm Ngùi - Khúc tự vấn của nhạc sĩ

Trịnh Công Sơn có rất nhiều bà hát “ru”: Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Ru Đời Đi Nhé, Ru Em, Ru Tình, Ru Ta Ngậm Ngùi...

Lời ru từ nhạc Trịnh cũng hiệu quả như tiếng ru thuở bé mẹ ầu ơ. Những giai điệu êm ả đó đặt người ta vào trạng thái ngủ rất an yên, và cứ tiếp tục thoang thoảng như cơn gió xua đi những xáo động nội tại.

Bản thân nhạc sĩ cũng chia sẻ: “Ru như thế không phải là ru em, mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào…” Có lẽ, để ủi an chính mình giữa cuộc đời quá nhiều biến động, Trịnh Công Sơn đã chấp bút cho Ru Ta Ngậm Ngùi.

Cố nhạc sĩ bắt đầu khúc ru tự thân bằng những vọng tưởng về người tình cùng “mắt nào”, “tóc nào”, “tim nào”... Liền kề sau đó là những “ngậm ngùi” khi “tình đã vội quên.”

“Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm”

Lần đầu tiên xuất hiện, Ru Ta Ngậm Ngùi đã gắn với hình ảnh quán Văn năm 1968, nơi Khánh Ly bắt đầu hát nhạc Trịnh và là khởi điểm cho sự kết hợp huyền thoại của nền âm nhạc Việt Nam. Với phần nhạc đơn sơ từ cây guitar do chính nhạc sĩ đệm, Khánh Ly đã lấy trọn trái tim người nghe bằng chất giọng sáng và sự ngây thơ, khi vẫn còn chút ngại ngần trong câu chữ..

Sau những day dứt, dằn vặt dai dẳng suốt bài hát, Trịnh Công Sơn kết thúc bằng sự buông bỏ và một hình ảnh rất đỗi dịu dàng:

“Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây…”


Tiến Thoái Lưỡng Nan - Bài hát cuối cùng

*

Cố nhạc sĩ từng chia sẻ ông không muốn dự liệu cho bài hát cuối cùng của mình: “Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.” Song dù muốn hay không, số phận đã cũng đã sắp đặt cho Tiến Thoái Lưỡng Nan trở thành dấu ấn nghệ thuật cuối cùng của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.

“Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Ngày nay lận đận
Là giọt hư không”

Cả bài hát là sự mênh mang, khó nắm bắt. Những hình ảnh lúc xa, lúc gần, lúc là trời bể, lúc thu gọn lại chỉ còn “tôi” cứ đan xen vào nhau một cách bất quy tắc.

Nhịp ngắt câu 4 chữ, kết hợp với lối hát thả từng nhịp, khiến người nghe có cảm giác dõi theo bước chân một người cao niên trong hành trình đi tìm lời giải thế “tiến thoái lưỡng nan” của mình.

Có người nói, Trịnh Công Sơn “tiến thoái lưỡng nan” vì mắc kẹt trong những mối tình. Cũng có thể, cố nhạc sĩ mắc kẹt trong sự tiếc nuối cho những lựa chọn đã qua. Bài hát cuối cùng vẫn buồn như phần lớn những tác phẩm nổi tiếng nhất cuộc đời ông.