TOPS 05 LOẠI THUỐC TRỊ NẤM HOA HỒNG, TRỊ SẠCH NẤM BỆNH CHO CÂY HOA HỒNG TỪ TRONG ĐẤT

-

Các loại bệnh trên cây hoa hồng không chỉ do thời tiết thất thường mà đôi khi còn do sâu bọ gây hại. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý có thể khiến cây chết nhanh chóng. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp 14 loại bệnh trên cây hoa hồng và cách xử lý đơn giản mà hiệu quả cho bạn. Cùng theo dõi nhé!


Top các loại bệnh trên cây hoa hồng
Bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng
Bệnh đốm đen thường gặp ở cây hoa hồng
Bệnh vàng lá thường gặp ở cây hoa hồng
Bệnh sương mai xuất hiện trên cây hoa hồng
Bệnh xoắn lá là bệnh phổ biến ở cây hoa hồng
Bệnh khô cành thường thấy trên cây hoa hồng
Bệnh gỉ sắt xuất hiện ở cây hoa hồng
Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng
Bệnh thán thư trên cây hoa hồng
Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng
Top các loại bệnh do côn trùng gây ra trên cây hoa hồng
Bọ trĩ gây bệnh cho cây hoa hồng
Rệp gây bệnh trên cây hoa hồng Sâu là một trong những tác nhân gây bệnh trên cây hoa hồng
Nhện đỏ gây bệnh trên cây hoa hồng

Top các loại bệnh trên cây hoa hồng

Các loại bệnh phổ biến trên cây hoa hồng thông thường được chia làm 2 loại. Bao gồm các bệnh do tác động từ thời tiết và tác động từ các loại rệp, sâu bọ.

Bạn đang xem: Thuốc trị nấm hoa hồng

Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như nguyên nhân và cách xử lý, mời bạn đọc theo dõi phần thông tin dưới đây nhé!

Bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng

*
Cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng

Đây là loại bệnh điển hình hay gặp ở rất nhiều loại cây trồng, trong đó có cả cây hoa hồng. Đặc biệt, loại bệnh này rất phổ biến ở các giống hồng leo. Dễ bắt gặp tình trạng bệnh này trên hoa hồng vào những ngày thời tiết ẩm ướt nhiều, hay mưa.

Khi bị bệnh này, cây hoa hồng sẽ trở nên yếu ớt và giảm khả năng quang hợp ở lá cây. Làm cho cây ra hoa ít, suy cây, thậm chí là chết cây nếu bị nặng.

Triệu chứng

Khi cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng thường sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

Có một lớp như bột phấn màu trắng trên hai mặt lá cây. Thậm chí sau này sẽ lan dần trên cả nụ hoa, chồi non.Lá cây hoa hồng bị phủ bột trắng này sẽ dần quăn queo, méo mó và đổi sang màu vàng, đỏ, rồi tím. Sau đó là rụng dần toàn bộ lá.Nặng hơn, khi phấn trắng phát triển đến hoa và chồi non. Chúng bám ở đó và làm cho cuống hoa, đài hoa trở nên dày và thô cứng. Hoa nở ra nhỏ, không đều và nhanh chóng bị già đi. Một số trường hợp hoa không thể nở, không đậu nụ.Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên loại bệnh phấn trắng trên các cây hoa hồng đến từ một loại vi nấm có tên gọi khoa học là Sphaerotheca pannosa var.

Chủng nấm này khi gặp thời tiết mưa, độ ẩm cao sẽ phát triển rất nhanh. Đặc biệt, khi độ ẩm không khí lên đến hơn 85%, chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ. Tạo thành các lớp bột phấn mịn trên lá, hoa, thân cây.

Một khi đạt đến mật độ nhất định, chủng vi nấm này sẽ ăn sâu vào lớp biểu bì của cây. Khiến cây không thể thực hiện quá trình trao đổi chất, dẫn đến suy yếu và chết cây.

Biện pháp

Để khắc phục tình trạng bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng, bạn có thể thử một trong các phương pháp sau:

Dùng xà phòng rửa chén:

Lắc đều hỗn hợp gồm 2 – 4ml nước rửa chén và 1 – 2ml rượu trắng. Sau đó, đem pha loãng với 2 lít nước sạch và phun lên cây bị bệnh. Thời điểm phun tốt nhất là vào buổi chiều mát, và tưới rửa lại lá vào sáng hôm sau.

Nên phun từ 1 – 2 lần/tuần tuỳ vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh để đảm bảo hiệu quả.

Sữa chua:

Dùng 1 hũ sữa chua không đường đem trộn và lắc đều với 1ml dầu ăn và 2 lít nước sạch. Tiến hành phun hỗn hợp này lên cây bị bệnh vào buổi sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng gắt.

Baking soda:

Đây là một trong những nguyên liệu hay được dùng trong trị các bệnh phổ biến ở cây hoa hồng. Bạn hãy trộn đều hỗn hợp gồm 1 muỗng baking soda và 1ml nước rửa chén. Sau đó pha loãng với 3 lít nước sạch, lắc đều và phun cho cây bị bệnh.

Thuốc bảo vệ thực vật:

Nếu như những cách trên không cho hiệu quả, hoặc cây hoa hồng đã trở bệnh nặng. Bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng. Đây là giải pháp trị bệnh bằng phương pháp hoá học. Có hiệu quả khi cây hoa hồng đã bị nhiễm phấn trắng nặng.

Bệnh đốm đen thường gặp ở cây hoa hồng

*
Cây hoa hồng bị bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen được xem là một trong những căn bệnh là nhiều nhà vườn, dân chơi hoa hồng đau đầu. Bởi lẽ một khi bệnh này xuất hiện, rất nhanh sẽ lan sang các cây khác, gây suy yếu, thậm chí là chết cây trên diện rộng nếu không xử lý bệnh kịp thời.

Triệu chứng

Khi cây hoa hồng bị bệnh đốm đen sẽ xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu đen trên lá cây. Các đốm đen này do dần và phát triển thành các vệt đen đủ hình dạng. Chúng sẽ lan từ ngọn lá sang toàn bộ lá, rồi đến các đầu ngọn gần nụ, và lan sang cả thân cây.

Dần dần, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và sau đó là khô héo với các vết như cháy nắng.. Đến một thời điểm, lá cây sẽ dần dần rụng hết. Cây suy yếu và có thể chết đi.

Nguyên nhân

Bệnh đốm đen được biết đến là do một loại vi nấm có tên Diplocarpon Rosae gây ra. Chủng này thường xuất hiện và phát triển mạnh vào những ngày thời tiết mưa nhiều, độ ẩm môi trường tăng cao.

Bên cạnh đó, cũng có thể là do bạn đã trồng cây trên giá thể từng bị nhiễm bệnh này trước đó. Vi nấm tồn tại trong giá thể này sẽ dễ dàng tấn công cây của bạn và làm chúng nhiễm bệnh, suy yếu.

Ngoài ra, chế độ bón phân không hợp lý, mật độ cây trồng quá dày. Hoặc là vệ sinh vườn cây không kỹ cũng có thể gây bệnh này cho cây.

Biện pháp

Để trị bệnh đốm đen trên các loại cây hoa hồng, bạn cần ngay lập tức ngắt bỏ các phần đã bị nhiễm bệnh. Và tiến hành các phương pháp loại bỏ nấm gây bệnh bằng các biện pháp sau:

Baking soda:

Sử dụng 1 muỗng baking soda và hòa cùng với 1 muỗng nước rửa chén, 1 lít nước ấm. Sau đó đem hỗn hợp dung dịch này xịt lên cây bị bệnh. Việc này sẽ làm giảm bệnh đốm đen và ngừa luôn cả bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng.

Dùng thuốc điều trị:

Việc sử dụng baking soda chỉ có thể giảm hoặc trị tình trạng đốm đen khi bệnh ở mức nhẹ. Để đạt hiệu quả cao và nhanh hơn, lời khuyên là bạn nên sử dụng các chế phẩm trị bệnh đốm đen trên cây hoa hồng.

Bạn nên đến các cửa hàng chuyên bán thuốc trị bệnh cây cảnh để giải thích tình trạng bệnh và được tư vấn chọn mua loại thuốc phù hợp.

Bệnh vàng lá thường gặp ở cây hoa hồng

*
Cây hoa hồng bị bệnh vàng lá

Hoa hồng bị vàng lá là tình trạng rất hay gặp ở loại cây này. Tuy nhiên, vàng lá có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể chữa trị phục hồi nếu biết rõ nguyên nhân. Bệnh này tuy không làm cây chết nhanh nhưng cũng sẽ gây ảnh hưởng. Làm giảm khả năng sinh trưởng, cho ra hoa của cây.

Triệu chứng

Giống như cái tên của bệnh, lá cây sẽ chuyển từ nhanh nhạt rồi dần chuyển qua màu vàng. Sau đó là khô héo như cháy nắng rồi rụng dần chỉ còn vài lá ở phần ngọn. Cần có biện pháp khắc phục kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp của cây.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị vàng lá ở cây hoa hồng, như:

Lượng nước tưới không đủ, chu kỳ tưới không đều.Cây bị động rễ cho một phần rễ bị tác động mạnh, gây tổn hại. Có thể là do sơ suất trong quá trình vận chuyển, đào xới đất trong lúc thay chậu,…Cây bị thiếu nắng, không đủ năng lượng để quang hợp.Thời tiết chuyển biến thất thường, cây không kịp thích ứng.Cây phát triển nhiều mầm non mới, lá già tự vàng và rụng bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi lá non.Cây bị thiếu vi lượng, không đủ khả năng tạo diệp lục nên lá bị vàng, không có màu xanh đậm đặc trưng.Lượng Trichoderma được bón cho cây quá nhiều, dẫn đến việc cạnh tranh oxy giữa rễ cây và chủng nấm này.Cây bị úng nước do tưới quá nhiều, ngập nước lâu ngày, đất bị nén chặt gây bí khí,…Bón phân không đúng hàm lượng, gây ngộ độc phân bón.Xuất hiện nhện đỏ cư trú trên cây.Vàng lá do một số chủng vi khuẩn gây ra, làm xuất hiện các đốm đen la to dần, lâu ngày lá ngả màu vàng.Tuyến trùng xâm nhập làm thối rễ. Sâu bọ đục trên thân cây.Biện pháp

Vàng lá chưa hẳn là do tác động đến từ bên ngoài. Đôi khi là do cơ chế sinh tồn của chính cây hoa hồng tạo nên. Bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước. Sau đó hãy áp dụng các biện pháp xử lý sau đây sao cho phù hợp nhé:

Tưới nước đủ, đều cho cây. Không tưới quá nhiều hoặc quá ít.Thực hiện làm tơi xốp đất cho cây định kỳ.Đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện bón phân, các loại vi lượng đúng thời điểm, đúng định lượng. Tránh lạm dụng phân bón một cách ồ ạt không có tính toán.Thường xuyên vệ sinh môi trường trồng cây sạch sẽ, thoáng khí.Cắt bỏ các cành có dấu hiệu hư hỏng do sâu bọ.Sử dụng các chế phẩm phục hồi cho cây nếu đang trong tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.Phun các loại chế phẩm tiêu diệt nấm, côn trùng gây hại.

Bệnh sương mai xuất hiện trên cây hoa hồng

Đây là loại bệnh thường xảy ra ở thời tiết ẩm và lạnh. Chỉ trong vòng 2 ngày, cây hoa hồng có khả năng sẽ bị rụng toàn bộ lá nếu nhiễm phải bệnh sương mai này.

Triệu chứng

Là cây hoa hồng bị bệnh sương mai xuất hiện các đốm mốc như sương. Lá hoa hồng sẽ cong lại, mặt lá hình thành các đốm nhỏ màu vàng nhạt hoặc xám. Lâu dần chúng chuyển sang màu tím đậm và lan nhanh sang các bộ phận khác trên cây.

Các đốm này lâu ngày sẽ hình thành nên các đốm bông dày, gây hoại tử lá và rụng lá nhanh chóng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên bệnh sương mai trên các loại cây hoa hồng là do nấm Peronospora Sparsa phát triển mạnh mẽ khi gặp thời tiết ẩm cùng nhiệt độ mát mẻ. Chúng nhanh chóng tấn công lá cây và lan sang các bộ phận khác, gây nên bệnh sương mai cho cây.

Vì thế, thời tiết vào độ cuối đông – đầu xuân, hoặc những ngày hè có mưa nhiều chính là điều kiện thích hợp để loại nấm này sinh sôi và phát triển. Gây nên bệnh sương mai, làm rụng lá nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Biện pháp

Để điều trị bệnh sương mai trên cây hoa hồng, bạn có thể tìm đến các loại thuốc đặc trị. Chuyên dùng để xử lý loại nấm Peronospora Sparsa có các loại thuốc như: Hoạt chất Trifloxystrobin, hoạt chất Azoxystrobin, hoạt chất Fosetyl-Al,…

Bạn nên tham khảo ý kiến người bán để biết rõ liều lượng và cách kết hợp các loại chế phẩm một cách chính xác và hiệu quả.

Bệnh xoắn lá là bệnh phổ biến ở cây hoa hồng

*
Cây hoa hồng bị bệnh xoắn lạ

Bệnh xoắn lá có thể làm giảm khả năng ra hoa của cây hoa hồng. Thậm chí là gây rụng hết lá và lan sang nhiều cây khác.

Triệu chứng

Giống như tên gọi, cây hoa hồng khi bị nhiễm bệnh này thì phần lá sẽ nhăn nheo, xoắn lại.

Ban đầu, trên lá sẽ xuất hiện các vệt sáng loang lổ màu trắng hoặc xanh nhạt, có thể nhìn rõ phần gân lá.

Sau khi bệnh trở nặng thì lá sẽ bị biến dạng xoắn lại, lây lan sang các cành khác và làm rụng lá.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây nên bệnh xoắn lá ở cây hoa hồng là do Rầy Aphids hoặc do bọ trĩ. Chúng hút chất dinh dưỡng từ lá cây, làm cây suy yếu, thiếu chất và trở nên nhăn nheo.

Biện pháp

Giải pháp tốt nhất là sử dụng các loại thuốc tiêu diệt sâu bọ như Bassa, Supracide, trebon,… Ngoài ra bạn còn cần phải thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, diệt cỏ xung quanh 

Kiểm tra và cắt tỉa cành, tạo không gian thoáng khí. Tránh để môi trường quá ẩm, làm điều kiện cho rầy, bọ sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây.

Bệnh khô cành thường thấy trên cây hoa hồng

Mùa mưa chính là thời điểm dễ bắt gặp cây hoa hồng bị bệnh khô cành nhất. Bạn cần nắm được các biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh để có thể phòng ngừa và điều trị một cách tốt nhất.

Triệu chứng

Đầu tiên là hiện tượng héo rũ ở các cành cây. Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng nâu trên thân cây và phát triển thành các mảng dài.

Khi bệnh chuyển nặng, các thân cây sẽ từ từ chuyển sang màu đen, là cây héo khô và chết dần. Nếu không phát hiện và xử lý đúng lúc, bệnh sẽ lây lan và làm chết luôn cả cây.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây bệnh khô cành là do nấm khuẩn Coniothyrium gây ra. Điều kiện thời tiết mưa nhiều với ẩm cao làm nấm dễ dàng phát triển và xâm nhập.

Ngoài ra, có thể do sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng khiến cây tự động loại bỏ đi những nhánh kém phát triển. Tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh khoẻ mạnh hơn.

Hoặc cũng có thể do sâu đục thân trú ngụ trên thân cây. Chúng đục lỗ thân cây hoa hồng, làm đứt đoạn quá trình vận chuyển dinh dưỡng lên ngọn khiến cây khô cành và héo chết.

Biện pháp

Để xử lý bệnh khô cành trên cây hoa hồng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Thực hiện cắt tỉa các cành nhỏ, kém phát triển, chỉ để lại những cành chất lượng.Cắt tỉa các cành khô, tránh để tình trạng bệnh lây lan.Vệ sinh vườn hoa sạch sẽ, thoáng khí. Tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, diệt trừ nấm và sâu gây hại.

Bệnh gỉ sắt xuất hiện ở cây hoa hồng

Bệnh gỉ sắt không xuất hiện phổ biến như bệnh phấn trắng hay đốm đen trên cây hoa hồng. Bệnh này cũng không làm cây chết ngay, mà hạn chế sự sinh trưởng của cây. Khiến cho cây còi cọc, hoa nở ít hoặc nở rất nhỏ.

Triệu chứng

Khi cây hoa hồng bị bệnh gỉ sắt, trên thân và các bộ phận như lá, nụ, hoa sẽ xuất hiện các đốm màu cam sáng. Sau một thời gian thì tạo thành các mảng u nổi lên thành cục. 

Nếu làm vỡ các mảng u này, bạn sẽ nhìn thấy các bào tử nấm như bột phấn màu vàng cam bay ra. Dần dần chúng chuyển sang cam sẫm và cuối cùng là nâu đen.

Nguyên nhân

Nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài liên quan khác gây nên. Cụ thể, loài nấm này phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 8 – 12. Khi mà môi trường xung quanh có độ ẩm cao và nhiệt độ môi trường khá mát, chỉ từ 18 – 25 độ C.

Biện pháp

Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở các giống hoa hồng leo. Để điều trị dứt điểm, đầu tiên bạn cần dọn dẹp sạch sẽ xung quanh gốc, cắt tỉa bớt các cành thừa. Tưới nước đầy đủ cho cây nhưng hạn chế việc để nước thừa đọng quanh gốc.

Tiếp đến hãy sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị Phragmidium tuberculatum. Ví dụ như Anvil 5 SC, Antracol 70 WP, Tilt Super 300 EC,…

Lưu ý rằng nếu như cây có nhiều cành, thì bạn nên cắt bỏ bớt các cành có đốm gỉ sét. Bởi dù cho có phun thuốc và hết bệnh, thì chúng cũng sẽ không thể sinh trưởng tốt như ban đầu.

Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng

Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến năng suất ra hoa của cây. Loại bệnh này sẽ làm cho không chỉ là thân mà cả hoa của cây cũng bị thối nhũn.

Triệu chứng 

Biểu hiện rõ nhất của bệnh mốc xám này là các chấm nhỏ màu hồng hoặc đỏ trên các cảnh hoa. Nhìn từ xa trông như những giọt nước đọng lại. Phần rìa cánh hoa dần chuyển sang màu nâu và thối nhũn. Nụ hoa gãy rục xuống, hoa khô cháy và không thể nở.

Khi lan đến thân cây, sẽ làm cho thân bị thối đen, các lớp mốc xám bám đầy quanh thân.

Nguyên nhân

Nấm Botrytis blight là nguyên nhân chính gây nên bệnh mốc xám trên cây hoa hồng. Cũng giống như nhiều loại nấm bệnh trên cây hoa hồng khác. Loài nấm này cũng lựa chọn môi trường có độ ẩm cao, mưa nhiều làm điều kiện sinh trưởng mạnh.

Biện pháp

Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng có thể được hạn chế và xử lý bằng các loại thuốc diệt nấm. Tuy nhiên, trước đó bạn cần tiến hành loại bỏ các cây nhiễm bệnh.

Xem thêm: Bí quyết lựa chọn và sử dụng băng cao su non quấn ống nước chất lượng, giá tốt

Bạn có thể chọn các loại thuốc có chứa chlorothalonil, manconeb, kalibicarbonate, thiophante-methyl để ngăn cản bệnh phát triển.

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng gây nên tình trạng hoại tử ở lá và lan dần sang chồi, thân. Đây là một căn bệnh dễ gặp và cũng dễ lặp đi lặp lại khi gặp môi trường thời tiết thích hợp.

Triệu chứng

Bệnh thán thư khi xuất hiện trên cây hoa hồng sẽ hình thành các đốm tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu lõm xuống. Các đốm này nhanh chóng lan to rộng ra và chuyển sang hình tròn màu xám với viền nâu đỏ xung quanh.

Biểu hiện nặng hơn khi lá bắt đầu bị cháy khuyết, rách lá. Nấm một khi tấn công sâu vào nụ và hoa sẽ làm cho các phần này trở nên khô héo, dễ gãy.

Nguyên nhân

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleuros virescens gây ra. Các bào tử nấm theo gió bay tiếp xúc đến bề mặt của cây và khi gặp điều kiện thời tiết ẩm thích hợp sẽ bắt đầu giải phóng và sinh sôi.

Biện pháp

Hiện nay đã có các chế phẩm để điều trị dứt điểm bệnh thán thư do các chủng nấm kể trên gây ra. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lắng nghe người bán để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, trước tiên hãy tiến hành cắt bỏ các cành nhiễm bệnh. Dọn dẹp vườn sạch sẽ rồi hãy phun thuốc nhé. Như thế sẽ làm ức chế phần nào sự sinh trưởng của nấm và tăng hiệu quả diệt nấm hơn.

Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng

Cây hoa hồng mắc bị sùi cành thường dễ gãy và khả năng sinh trưởng thấp. Đồng thời còn làm mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có của “vua muôn hoa”.

Triệu chứng

Dưới đây là 5 triệu chứng dễ thấy nhất của cây hoa hồng bị bệnh sùi cành:

Đầu tiên là các vết sần nhỏ li ti trên thân cây. Chúng có màu sáng dạng hình tròn và bề mặt sần sùi hoặc là rất trơn mịn.Lâu dần các vết sần này phát triển to gấp 4 – 8 lần thân, bao quanh thân cây với các vết khía nứt màu nâu sẫm.Kiểm tra rễ cây cũng sẽ phát hiện các nốt u sần màu nâu.Nguyên nhân

Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng chủ yếu do vi khuẩn có tên khoa học là Agrobacterium tumefaciens gây nên. Khác với những loại nấm kể trên, thì vi khuẩn này lại sinh trưởng tốt ở nhiệt độ là 25 – 30 độ C. Vì thế, mùa hè là mùa dễ bắt gặp bệnh này trên hoa hồng nhất.

Biện pháp

Biện pháp xử lý cây hoa hồng bị bệnh sùi cành đầu tiên đó là cắt bỏ và tiêu huỷ sạch sẽ các cây bị bệnh. Sau đó, bôi vôi hoặc thuốc khuẩn sinh học Actinivate lên vị trí các vết cắt.

Bạn cũng nên bổ sung thêm các chủng nấm đối kháng Trichoderma để sản sinh thêm nhiều loại nấm có lợi cho cây.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng các loại thuốc diệt nấm như Coc 85, Kasura 47 WP,… để đạt hiệu quả tốt nhất.

Top các loại bệnh do côn trùng gây ra trên cây hoa hồng

Ngoài các loại vi khuẩn, nấm thì côn trùng cũng là một trong những tác nhân gây nên các loại bệnh trên cây hoa hồng. Dưới đây là một số loại sâu rệp gây hại phổ biến và cách xử lý chúng.

Bọ trĩ gây bệnh cho cây hoa hồng

Bọ trĩ hay còn được gọi với cái tên dân gian khác là con bù lạch. Loài này có khả năng sinh sản rất nhanh. Vì thế, một khi chúng xuất hiện, vườn hồng của bạn rất nhanh sẽ bị phá hoại nếu không xử lý kịp thời.

Triệu chứng

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm. Vì thế, rất khó để phát hiện chúng bằng mắt thường. Chỉ có thể nhận biết sự xuất hiện của chúng thông qua các biểu hiện trên cây như thân chồi, lá. Với các cây hoa hồng bị bọ trĩ chiếm đóng sẽ có các biểu hiện như:

Lá bị biến dạng, xoăn tít lại.Cây bị cụt đọt non, lá nụ có dấu hiệu bị xăm hoặc đứt cánh.Mặt trên của lá xuất hiện các đốm loang lổ màu vàng sậm.Hoa sẽ nở chậm hoặc là không nở và đoá hoa khi nở không đều, thường bị méo một bên.Hoa nở đóa nhỏ, tàn nhanh và màu sắc nhạt hơn thông thường.Biện pháp

Để diệt trừ bọ trĩ làm hại cây hoa hồng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Loại bỏ những cành cây có dấu hiệu bị bệnh, nhiễm nấm.Hạn chế bón phân, đặc biệt là các loại có hàm lượng đạm cao.Sử dụng các loại thuốc diệt bọ trĩ. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát và đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Rệp gây bệnh trên cây hoa hồng 

Có 3 loại rệp phổ biến gây bệnh trên hoa hồng, bao gồm rệp sáp, rệp vảy và rệp vừng. Chúng sống thành bầy đàn với số lượng rất đông, thay phiên nhau hút nhựa cây, làm cho cây suy yếu. Không chỉ vậy, chúng còn làm hỏng nụ hoa, hư cành,…

Triệu chứng

Cây hoa hồng có rệp xuất hiện sẽ có các đặc điểm như:

Rệp sáp sẽ ẩn nấp trên các thân, nhánh, đọt cây non và thậm chí là nụ hoa. Chúng tụ lại thành từng cụm màu trắng, có phần sáp trắng trắng như tơ bột xung quanh. Loài này đẻ trứng dưới các tán cá, tạo thành các ổ trắng toát.Rệp vảy nâu tụ lại thành cụm trên thân, nhìn như những nốt vảy sần màu nâu. Ngoài ra còn có rệp vảy trắng và xanh nhạt tạo thành lớp vảy có màu sắc như màu của chính chúng.Rệp vừng có màu xanh lá, hay bám vào phần chồi non, đọt nhánh thành từng cụm.Biện pháp

Các loại rệp gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây cũng như khả năng ra hoa. Vì thế, cần phải tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt.

Nếu mật độ rệp còn thưa, bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản để xử lý. Ví dụ như:

Dùng bàn chải cứng và cồn 90 độ xịt lên thân cây và chà mạnh bằng bàn chải cứng để loại bỏ rệp vảy.Với rệp sáp, có thể xịt nước mạnh và lấy tay tuốt để rửa trôi chúng đi. Hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học từ tỏi, gừng,…

Lưu ý rằng sau khi thực hiện thì bạn cần dọn dẹp sạch sẽ và tiêu huỷ các mầm cây bệnh ngay lập tức. Tránh để phát tán bệnh một lần nữa.

Nếu mật độ rệp quá dày, thì cách tốt nhất để tiêu diệt là sử dụng các loại thuốc hoá học chuyên để diệt rệp. Trước khi sử dụng cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sâu là một trong những tác nhân gây bệnh trên cây hoa hồng

Không chỉ là tác nhân gây bệnh cho cây hoa hồng. Sâu còn là nỗi ám ảnh với rất nhiều giống cây khác. Chúng gặp phá hoa nụ, chồi non làm cho cây không thể ra hoa, phát triển. Và tệ hơn là đôi khi chúng còn mang mầm bệnh từ nơi khác đến cây.

Triệu chứng

Rất dễ dàng để nhận ra biểu hiện của cây hoa hồng khi bị phá hoại bởi sâu. Đó là:

Các lỗ lớn, mảng gặm nham nhở trên lá cây, hoa, nụ.Là cây xoăn lại, cuộn tròn một vòng.Xuất hiện các vết phân sâu dạng cục nhỏ màu xanh đen rải rác nhiều nơi.Cây bị gãy nụ, gãy gọn.Biện pháp

Sâu cũng là một sinh vật phát triển rất nhanh với số lượng rất lớn. Nếu chỉ dùng phương pháp thủ công là bắt từng con một, hoặc dùng thiên địch để bắt chúng thì hiệu quả rất kém.

Vì thế, thuốc trừ sâu là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi để bạn có thể tiêu diệt sâu.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người phun thuốc bạn cần sử dụng các loại đồ bảo hộ chất lượng. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khi phun thuốc trừ sâu.

Nhện đỏ gây bệnh trên cây hoa hồng

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus Urticae Koch. Đây thực chất là một loài rệp hút nhựa cây làm dinh dưỡng để sống.

Triệu chứng

Dấu hiệu nhận biết có nhện đỏ gây bệnh cho các loại cây hoa hồng là:

Lá cây bị bạc màu, xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu vàng.Khi các chấm nhỏ li ti trên lá xuất hiện dày đặc hơn thì chúng sẽ làm cho lá cây chuyển sang màu vàng nhạt từng mảng lớn.Ngoài ra thì bạn còn có thể phát hiện ra sinh vật này đang trú ngụ trên cây nhà bạn bằng mắt thường. Nếu mặt dưới lá có biểu hiện như đang đóng bụi, khi thổi vào thì quan sát thấy các đốm trắng ngà li ti đang di chuyển. Thì đó chính là nhện đỏ.Biện pháp

Một số biện pháp có thể sử dụng khi cây hoa hồng bị nhện đỏ phá hoại là:

Cắt hết tất các những lá, cành bị nhện đỏ làm tổ. Đem toàn bộ đi đốt và vệ sinh, khử trùng vườn sạch sẽ.

Luân phiên sử dụng các loại thuốc diệt rệp để loại trừ chúng: Abamectin (Reasgant 1.8 EC, 3.6EC), Milbemectin (Benknock 1 EC), Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC, Map Winer 5WG),…

Hy vọng với 14 phương pháp điều trị các loại bệnh trên cây hoa hồng mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Sẽ giúp bạn nhận biết bệnh mà cây nhà đang mắc phải cũng như tìm được cho mình giải pháp xử lý phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé!

CÁCH TRỊ NẤM HOA HỒNG KHÔNG DÙNG THUỐC

Cách trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc? Đây là cụm từ tìm kiếm cũng như thắc mắc của rất nhiều người trồng hoa hồng. Để có được những bông hoa hồng đẹp rực rỡ thì việc chăm sóc chưa phải là dễ dàng bao giờ, đăc biệt đối với hoa hồng là một loại cây rất nhạy cảm và rất dễ bị bệnh - đặc biệt là các bệnh do nấm gây nên.

Bài viết này, mình xin chia sẻ cho bạn 05 cách để trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc. Nhưng trước khi đi vào phần chính, mình xin nêu lên một vài vấn đề liên quan đến bệnh nấm trên hoa hồng mà bạn cần phải biết để chăm sóc cho cây nhà bạn tốt hơn.

*

Các Loại Bệnh Trên Hoa Hồng Do Nấm Gây Ra

Bệnh do nấm gây nên trên hoa hồng có hơn 20 loại khác nhau và rất phổ biến trên hoa hồng. Trong đó, có 05 loại bệnh do nấm gây nên trên hoa hồng rất dễ gặp và cây rất dễ bị nhiễm , cụ thể như sau:

Bệnh phấn trắng trên hoa hồng: Là môt loại bệnh phổ biến, do vi nấm
Sphaerotheca paranosagây nên. Biểu hiện dễ thấy rõ nhất đối với bệnh phấn trắng là hiện tượng lớp phấn trắng bao quanh 02 mặt lá, chồi non. Thân cây teo tóp, sinh trưởng kém và suy cây sau đó.

*

Bệnh thán thư, sương mai:Bệnh sương mai do nấm
Peronospora sparsagây ra vàbệnh thán thư do nấm
Colletotrichumspp.Khi bị thán thư thì lá xuất hiện các vết loang lỗ trên bề mắt với màu nâu đặc trưng, phần viền ngoài của vết loang này có màu nâu đậm và bên trong nhạt hơn.

*

Bệnh đốm lá: Bệnh do nấm
Diplocarpon rosae gây ra là trên lá của cây hoa hồng, cụ thể là:Phần mặt trên lá sẽ xuất hiện vết đen tròn, sau đó có hình bán nguyệt. Màu sắc thay đổi dần từ màu xám sang màu đen đậm, loang ra toàn bộ mặt trên của lá khi chúng phát triển.Lá của hoa hồng xuất hiện vết đốm này khi lá màu xanh, sau đó làm cho lá hoa hồng ngã sang màu vàng chanh, rụng lá rất nhanh, làm suy cây sau đó.

*

Bệnh gỉ sắt:Bệnh Gỉ Sắt hay Rỉ Sắt nguyên nhân donấm Phragmidium mucronatum gây ra. Biểu hiện cụ thể là trên bề mặt lá xuất hiện vết màu vàng li ti, độ xuất hiện ngẫu nhiên và chiếm toàn bộ diện tích của lá.Khi chúng xuất hiện nhiều, thì các bào tử màu cam đậm đồng thời cũng sẽ xuất hiện nhiều ở mặt dưới của lá, chúng sẽ phát tán rất nhanh đi xuống thân cành và các lá khác trên cây hoặc cáccây xung quanh.

*

Bệnh đen thân khô cành: Biểu hiện dễ nhìn thấy nhất đối với đen thân khô cành trêncây hoa hồng dễ thấy nhất là phần thân và cành từ màu xanh chuyển sang nâu đen rồi khô, cụ thể là:Thân và cành của hoa hồng đang tươi tốt, màu xanh đột ngột đổi màu sang màu xám, màu đen rồi cành trở nên khô do mất nước, làm suy cành.Bệnh đen thân khô cành làm cành suy yếu đi, không vận chuyển được nước và dinh dưỡng cho cây sử dụng làm cây yếu, mất sức sống và rụng lá và hoa hàng loạt.

*

#05 Cách Trị Bệnh Nấm Trên Hoa Hồng Không Dùng Thuốc Mà Bạn Nên Làm

Có thể thấy, trên hoa hồng thì thường có 05 loại bệnh do nấm gây ra như đã nêu ở trên. Nhưng ngoài 05 loại này còn có một vài bệnh do nấm gây ra trên thân, lá và rễ của hoa hồng mà bạn cũng nên tham khảo cũng như đọc thêm các tài liệu khác để biết thêm cách trị nếu như hoa hồng bị nấm trong trường hợp đó. Dưới đây mình kể tên 05 cách trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc rất phổ biến hiện nay:

Trị nấm bằng dầu neem

Dầu neem hay còn gọi là neem oil, là một loại tinh dầu được tách chiết theo công nghệ ép lạnh từ quả, hạt và lá của cây neem (Ấn Độ). Sản phẩm chứa 03 hoạt chất được xem như "thuốc trừ sâu bệnh sinh học" là: Azadirachtin, Nimbin Salanin với khả năng tiêu diệt nhanh các loại nấm bệnh và côn trùng khá tốt.

Cách sử dụng: Sử dụng 5 ml tinh dầu neem (neem oil) nhũ hóa với 5ml nước rửa chén (bát), lắc cho hòa tan rồi sau đó cho thêm 1 lít nước sạch vào rồi lắc mạnh để đảm bảo neem oil được tan trong nước. Sau đó phun đều lên toàn bộ cây và nơi đang bị nấm bệnh. Phun vào chiều mát và rửa sạch cây vào sáng hôm sau.

*

Cách trị nấm hoa hồng bằng Baking soda

Baking soda hay còn gọi là muối nở được sử dụng khá nhiều để phòng nấm bệnh cũng như phòng côn trùng trên hoa hồng rất hiệu quả. Sản phẩm này hiệu quả nhất là trừ bọ trĩ và nấm bệnh trên hoa hồng.

Cách sử dụng: Sử dụng 04 muỗng baking soda (tầm 5-10 gram) cho vào khoảng 01 lít nước sạch, thêm 01 giọt nước rửa chén (bát) và 1 giọt dầu dưỡng chotrẻ em (baby oil) rồi lắc đều cho hòa tan hết các hỗn hợp trên.

*

Sử dụng tinh vôi để trị nấm cho hoa hồng

Vôi bạn nên dùng là tinh vôi 98, loại này có hàm lượng Ca
O cao với khoảng 82% (vôi thường thì chứa Ca
CO3 và hàm lượng vôi thấp nên tác dụng không cao). Cơ chế tác động của vôi là thay đổi p
H và kết hợp với CO2 để diệt nấm bệnh, ngoài ra còn hiện tượng tỏa nhiệt giúp diệt nhanh nấm bệnh.

Cách sử dụng:Sử dụng khoảng 2-5 gram tinh vôi 98, cho vào 01 lít nước sạch rồi khuấy cho tan hết. Để lắng rồi lấy phần trong (nước vôi trong) đi phun lên cây, nơi đang bị nấm bệnh. Nên phun khoảng 4-5 ngày/lần để diệt nấm hiệu quả.

*

Sử dụng nấm trichoderma tưới gốc và phun cho hoa hồng

Trichoderma có lẽ không còn xa lạ với nhiều người trồng hoa hồng nữa. Nấm đối kháng trichoderma (gọi tắt là trico hay tricho) là dòng vi sinh vật có lợi được ứng dụng trong nông nghiệp. Sản phẩm được bán trên thị trường sẽ thường kết hợp trichoderma với 01 hoặc vài chủng vi sinh khác nữa như: Bacillus spp. hoặc streptomyces spp. và nhiều chủng khác.

Cách sử dụng:Sử dụng khoảng 10 gram nấm đối kháng trichoderma cho vào4 lít nước sạch, lắc đều rồi lọc bỏ cặn (phần cặn này bón vô gốc hoa hồng). Sử dụng phần nước đã lọc cho vào bình rồi phun lên toàn bộ cây, phần dư có thể tưới gốc cho hoa hồng.

*

Trị nấm hoa hồng bằng tỏi

Có thể nói thì dịch tỏi ớt thì ai cũng biết, nhưng công dụng trị nấm hoa hồng bằng tỏi thì có vẻ khá xa lạ. Bạn có thể tự làm dịch tỏi tại nhà hoặc có thể mua dịch tỏi ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật đều có bán, giá tầm khoảng 70 -80k/chai 500ml.

Cách sử dụng:Sử dụng khoảng 3 - 5 ml dịch tỏi ớt cho vào 01 lít nước, lắc đều rồi phun lên toàn bộ cây. Chú ý không nên pha quá liều dễ gây nóng lá, nên rửa sạch vào sáng hôm sau khi phun để đảm bảo không gây nóng cây.

*

Cách Phòng Bệnh Nấm Cho Hoa Hồng Tốt Nhất

Nhưđã nêu trên, mình đã hướng dẫn cho bạn 05 cách trị nấm hoa hồng không dùng thuốc. Tuy nhiên, phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn trị bệnh cho nên mình cũng xin nêu ra vài điểm để bạn lưu ý phòng nấm bệnh cho hoa hồng của bạn.

Nên vệ sinh bề mặt chậu, tán cây và lá sau giai đoạn ra hoa để đảm bảo loại bỏ nấm bệnh tối đa.

Nên sử dụng nấm đối kháng trichoderma ít nhất 01 lần/tháng để tưới gốc, phun lên cây để phòng bệnh nấm cho hoa hồng.

Trước mùa mưa nên tỉa cây sớm, phun trichoderma đều và dùng keo liền da cây bôi lên vết cắt để phòng nấm bệnh tốt hơn.

Các chậu hoa hồng xếp sát nhau, cách nhau ít nhất từ 40cm trở lên để đảm bảo thông thoáng.

*