Cách May Đồ Cổ Trang Trung Quốc Giá Tốt T06/2023, Beecost Mua Thông Minh

-

Các bạn trẻ đam mê phim cung đấu chắc hẳn không quá xa lạ với những bộ trang phục cổ trang Trung Quốc hoa. Bạn muốn sở hữu một bộ quần áo cổ trang nhưng lại e ngại bởi giá cả đắt đỏ?

Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể tự mình thiết kế nên bộ trang phục ưa thích bằng cách may đồ cổ trang tại nhà. Còn gì tuyệt vời hơn là chuyện có thể tự tay may những bộ trang phục cổ trang tuyệt vời chỉ bằng vài bước đơn giản.

Bạn đang xem: May đồ cổ trang trung quốc

Sau đây, Natoli xin chia sẻ với các bạn cách may đồ cổ trang vô cùng dễ dàng và tiện lợi.

Bước 1: Lựa chọn trang phục cổ trang bạn muốn may

VIệc mặc đồ cổ trang vào ngày thường là rất hiếm gặp. Ngược lại mặc đồ cổ trang để chụp ảnh lại khiến nhiều người thích thú vì tôn lên được dáng vẻ cao quý, nho nhã, tạo nét độc đáo riêng.

Ngoài ra, bạn còn có thể may trang phục cổ trang cho búp bê, làm đồ cổ trang bằng giấy kết hợp với làm đồ trang sức cổ trang vừa đơn giản lại có thể trổ tài khéo léo những lúc rảnh rỗi. Quả thật là không gì sánh bằng đúng không nào.

Trang phục thời Đường

Trang phục thời Đường được xem là trang phục đặc sắc bật nhất xuyên suốt các triều đại lịch sử của Trung Quốc. Ở thời Đường, trang phục có phần quyến rũ và quý phái hơn các triều đại trước và luôn được chuyên gia thẩm mỹ đánh giá cao.

Cách may trang phục cổ trang thời Đường vô cùng tinh xảo và chi tiết. Váy được thiết kế ôm sát ngực để tạo vẻ quyến rũ và quý phái, màu sắc thì có phần tươi tắn, rạng rỡ hơn.

*

Y phục cổ trang thời đường

Nếu như các triều đại trước lấy tông vải chủ đạo là màu đen, đỏ và trắng cho trang phục thì sang triều đại nhà Đường, màu sắc lại có phần tươi sáng hơn. Vua và hoàng thất vào thời này lấy màu vàng kim làm màu sắc chủ yếu trong trang phục nhằm tăng sự cao quý.

Trang phục thời Minh

Khác với trang phục thời Đường, trang phục thời Minh có phần kín đáo và năng động hơn. Chúng có chút giống hanbok của Hàn Quốc hay kimono của Nhật bản. Nổi bật là phần cổ áo, có đến 3 nếp gấp và gấp về phía bên phải.

*

Trang phục thời Minh toát lên vẻ kiêu sa, đằm thắm

Trang phục thời Minh thường có áo khoác ngắn kết hợp cùng váy dài. Chân váy xòe rộng, xếp ly cùng với thắt lưng lụa khiến tổng thể trông vô cùng hài hoà. Đây là sự kết hợp phong cách giữ Tống và Nguyên.

Đối với nam giới, những người làm quan thường mặc áo dài liền thân sử dụng chất liệu vải bố xanh kết hợp cùng khăn xếp vuông đội đầu. Còn dân thường mặc áo ngắn, đầu đội khăn.

Trang phục thời Thanh

*

Trang phục thời Thanh toát lên vẻ ôn nhu, nhã nhặn

Dưới triều Thanh, Hán phục dần bị thay thế bởi Mãn phục. Trang phục thời nhà Thanh có dáng áo tay ngắn, hẹp, cắt thẳng từ trên xuống và không dùng thắt lưng. Y phục nhà Thanh sử dụng áo dài hình chữ nhật trông khá thanh mảnh và phần cổ áo hình yên ngựa.

Người ta thường trang trí nút trên cổ áo một cách tinh tế và kín đáo. Nút được đặt ở mặt trước còn bên phải là để trang trí. Khi phối hợp cùng với trang sức cổ trang càng làm cho y phục nhà Thanh trở nên tinh tế và khí chất hơn.

Trang phục hiệp khách

*

Trang phục trong phim kiếm hiệp

Đây là loại trang phục theo đúng như cái tên của nó được thiết kế để thuận tiện cho việc vận động và bay nhảy. Để tăng tính gọn nhẹ, trang phục hiệp khách khá đơn giản có phần tay và cổ ôm gọn nhẹ, tránh cồng kềnh kết hợp cùng quần, thắt lưng và ủng. Tại sao ta không thử tự làm trang phục cổ trang cho búp bê, chắc hẳn sẽ rất độc đáo và mới lạ.

Trang phục cổ trang cosplay Trung Quốc

Đây là loại tranh phục không thuộc triều đại nào. Nó đôi khi là sự kết hợp có chọn lọc nhằm tăng hiệu quả thẩm mỹ.

*

Cô nàng cosplay đầy mơ mộng trong bộ trang phục cổ trang Trung Quốc

Kiểu dáng của loại trang phục này được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhân vật trong cốt truyện ma mị và mơ mộng. Để may kiểu trang phục cổ trang này, người ta có thể biến tấu nhiều chi tiết để tạo ra bộ trang phục cổ trang hoàn mỹ nhất.

Sau đây mình sẽ hướng dẫn cách làm đồ cổ trang thật chi tiết cho các bạn.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu

Để may được một bộ trang phục cổ trang cho búp bê hay người thật, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu đơn giản sau:

Kim chỉ

Thước

Phấn

Kéo

Vải

Khuy

Phụ kiện đính kèm tuỳ thích,...

*

Lựa chọn vải phù hợp để may đồ cổ trang

Quá trình chọn vải để may đồ cổ trang cần phải được chú trọng. Màu sắc hài hoà, hoa văn nhã nhặn sẽ khiến cho bộ y phục cổ trang trong thanh thoát và đẹp mắt hơn rất nhiều.

Ngoài ra, chất liệu vải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành phẩm làm ra. Muốn may ra thành công một bộ trang phục đúng chất cổ trang, bạn cần lựa chọn những loại vải thích hợp.

Bước 3: Lấy số đo

Sau đó ta tiến hành lấy số liệu để may đồ cổ trang. Đây là bước quan trọng nhất, đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ, chính xác để có thể may được bộ đồ cổ trang ưng ý và đẹp mắt. Ta tiến hành đo như sau:

Độ dài áo: từ eo đến mắt cá chân.

Độ dài tay: từ vai đến khuỷu tay, tuỳ thuộc vào sở thích mà bạn có thể thay đổi độ dài tuỳ ý.

Độ dài quần: từ ngang hông cho đến gót chân.

Hạ ngực: từ vai cho đến ngang ngực.

Hạ eo: từ vai cho đến ngang eo.

Hạ mông: từ vai đến ngang mông.

Vòng cửa tay thân trước:14 cm.

Vòng cửa tay thân sau: 16 cm.

Ở Mang tay trước: từ hạ ngực trước trên thân.

Ở Mang tay sau: từ hạ ngực thân sau lên thân.

Bước 4: Vẽ trên vải

Để học cắt may trang phục cổ trang Trung Quốc. Sau khi có đủ số đo cần thiết, ta tiếp tục vẽ phác họa hình dáng sơ lược. Bạn kẻ lần lượt 5 đường thẳng trên vải bằng phấn.

Bạn hãy vẽ chiều dài cổ bằng 8cm ở đường kẻ đầu tiên, trên đường hạ ngực lấy số đo vòng ngực bằng ¼ vòng ngực. Sau đó bạn lấy eo bằng ¼ vòng eo và thêm 2 cm trên đường hạ eo. Cuối cùng, chúng ta sẽ lấy mông bằng ¼ vòng mông ở đường hạ mông.

Độ cao sẽ quyết định độ dài của áo

Bước 5: Lấy số đo váy xòe

Việc lấy số đo váy xòe cũng khá đơn giản chứ không phức tạp như các bạn thường nghĩ

Ở bước này, ta cần đo chính xác phần vòng eo của váy cổ trang. Còn về phần chiều dài ta có thể tùy chỉnh theo ý muốn. Có thể may dài một chút để tăng thêm sự lịch thiệp và quý phái.

Bước 6: May chiết ngực

Bạn nên khéo léo điều chỉnh thêm phần chiết ngực ở thân trước từ thân áo đến phần ngực. Gấp chiết ngực lại sao cho nếp gấp hướng về phần nách. Tiếp tục tiến hành nối lại đường sườn thân. Đường may cắt chừa giống như áo không chiết.

Bước 7: May viền đường hò áo

Đặt miếng vải nằm trên một mặt phẳng cố định, để mặt phải của vải viền úp vào bề mặt thân áo và sau đó may 1 đường cách mặt hò 5 ly. Vải viền được cắt cách đường may khoảng 1,5 cm, sau đó bẻ gập vào bên trong theo bề ngang của nẹp hò 7 ly.

Để có thể may áo cổ trang dễ dàng và thành công bạn cần tập trung làm tốt công đoạn này, không được sơ xài, cẩu thả. Phải cố gắng may viền hò áo thật chăm chút và tỉ mỉ không xê dịch đường kẻ để thu được thành quả thật tốt nhé.

Bước 8: May đường viền sườn có cài khuy

*

Cách may quần áo cổ trang đơn giản

Cũng tương tự như cách may đường hò áo. May viền sườn có cài khuy nên các bạn cần phải canh vị trí cài khuy cho thật đều nhau nhé.

Bước 9: May nẹp tà áo

May nẹp áo, bạn cần tạo hình nẹp áo bằng cách vẽ các đường kẻ nẹp áo trên giấy cứng cố định. Dùng tấm vải để đo vừa kích thước và cắt vải đúng với kích thước đã xác định.

Bạn hãy cố gắng để nẹp áo không bị nhăn, nhúm lại các đường chỉ gây mất thẩm mỹ. Trong quá trình may, bạn đẩy cẳng tay phía trước máy may và may dần lên theo đường chỉ đã may từ đầu.

Bước 10: May lai và ráp sườn

*

Cách làm đồ và trang sức cổ trang

Tiếp đến ta tiến hành may lai, ráp sườn các thành phần của trang phục cổ trang theo dấu phấn. Nên nhớ may lại mũi chỉ ở hai đầu để tránh sút xổ các mối nối.

Bước 11: Ráp tay vào thân

Ráp tay vào thân một cách khéo léo, các bạn cần cẩn trọng tránh việc ráp không đều sẽ khiến bộ trang phục trông kỳ cục và thô hơn đấy.

*

Cách may đồ cổ trang cho búp bê

Bước 12: May bâu áo và ráp bâu vào thân

Sau khi ráp tay vào thân, ta cần may bâu áo và tra bâu vào thân áo. Đặt mặt phải ngửa lên, đặt cổ áo lên trên còn thân áo ta đặt phía dưới, lớp chân bâu ngoài úp xuống.

Khi may nên chú ý các điểm sang dấu họng cổ, đầu vai, giữa cổ sau trên thân và trên bâu áo bằng nhau. Phần họng cổ phía trên của thân trước giúp giữ êm hai lớp vải, ta chỉ có thể cầm hoặc may 5mm phần họng cổ của thân sau.

Cách làm túi vải handmade bằng cách tận dụng vải thừa
Cách may ví đựng tiền bằng vải nỉ nhiều ngăn đơn giản và dễ dàng
Hướng dẫn cách may áo dài truyền thống Việt Nam cho người mới

Bước 13: Vắt đường hò

Khi sử dụng chân vịt giả để tiến hành vắt sổ sẽ khiến bạn canh mép vải dễ dàng hơn khiến đường may trở nên đẹp và chính xác hơn.

Xem thêm: Top 50 Từ Vựng Tiếng Anh Về Các Loài Hoa Bằng Tiếng Anh, Tên Các Loài Hoa Bằng Tiếng Anh

*

Hướng dẫn may đồ cổ trang

Bước 14: Kết nút và kết móc áo

Bước cuối cùng, ta chỉ việc kết nút và móc áo lại là đã hoàn thành xong quy trình may đồ cổ trang siêu đơn giản này rồi.

Đâm kim từ dưới lên bạn sẽ được một mũi thùa khuy. Tiếp tục quy trình tương tự với mũi thùa thứ hai và cách chừng hai canh chỉ vải so với mũi thùa thứ nhất. Tiếp tục thùa cho hết lỗ. Kết móc áo cũng tiến hành tương tự.

Lưu ý: Các mũi chỉ phải cách đều mép khuy, độ căng của mũi chỉ thắt nút phải đều nhau.

Trên đây là tất tần tật thông tin về loại trang phục cổ trang Trung Quốc và các cách may đồ cổ trang mà Natoli đem đến cho bạn.

Gợi ýsố kiểu trang phụcđồ cổ trang trung quốc đẹp

Đồ cổ trang Trung Quốc thời nhà Tần

Các trang phục đồ cổ trung quốc thời nhà Tần vô cùng ưa chuộng màu đen. Có thể nói, màu đen là màu sắc chủ đạo của mọi thiết kế. Màu đen cũng thường được phối với màu đỏ. Trang phục màu đen đỏ thường được các tầng lớp quý tộc sử dụng.

*

Riêng đối với trang phục của nhà vua thời đại này, do quan niệm trời có màu đen, vua là “thiên tử”, vì vậy trang phục của vua sẽ có màu chủ đạo là màu đen, phối thêm những chi tiết màu vàng tượng trưng cho đất. 2 màu đen và vàng chính là tượng trưng cho quyền lực trong thời đại này nên thường dân thường không sử dụng.

Trang phục nữ thời nhà tần sẽ sử dụng màu đỏ là chủ đạo, phối thêm cùng màu trắng để tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại hơn.

Trang phục cổ trang Thời nhà Hán

Y phục cổ trang trung quốc thời nhà Hán có đặc trưng là sử dụng áo choàng hoặc áo sơ mi mặc bên trên, bên dưới sẽ là một chiếc váy. Trang phục thời đại này cũng sử dụng nhiều kỹ thuật dệt tinh xảo hơn để mang đến những bộ trang phục đa dạng hơn.

*

So với thời nhà Tần, vòng tay áo đã được thiết kế nhỏ hơn, không sử dụng nút áo mà thay thế bằng một sợi dây đai rộng thắt quanh eo.

Về màu sắc, Hán phục sử dụng những màu sắc ấm áp hơn, dịu mắt hơn như màu vàng, đỏ, nâu hoặc những màu xanh ít mang tính lạnh như xanh ngọc, xanh lá cây nhạt.

Thông qua các bộ phim cổ trang, Hán phục đã được sống lại và trở thành một trong những bộ đồ cổ trang cosplay được các bạn trẻ ưa chuộng nhất.

Cổ phục nhà Đường

Trang phục cổ trang trung quốc qua các triều đại là những bộ đồ được rất nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn để thực hiện các bộ ảnh cosplay. Trong đó, đồ cổ trang trung quốc thời nhà Đường được lựa chọn nhiều hơn cả.

Nhà Đường là thời đại phong kiến phát triển nhất của Trung Quốc, vì vậy, những bộ cổ trang thời Đường cũng vô cùng lộng lẫy. Không chỉ được thiết kế công phu, một số bộ trang phục còn có thiết kế vô cùng táo bạo khi khoe ra những đường nét quyến rũ của người phụ nữ thay vì kín đáo như trước.

*

Trang phục nhà Đường gồm nhiều lớp áo khác nhau, được thiết kế phần lộ phần cổ và xương quai xanh của người phụ nữ. Màu sắc của trang phục cũng vô cùng đa dạng, chủ yếu là những màu sắc rực rỡ. Đặc biệt trang phục của nhà vua và hoàng hậu sẽ có màu chủ đạo là màu vàng kim và được may từ những loại vải quý.

Trang phục triều đại nhà Tống

Đồ cổ trung hoa thời nhà Tống có thiết kế đơn giản hơn, chú trọng vào sự sang trọng của tổng thể. Tay áo được thiết kế ngắn, ống tay ôm. Áo khoác ngoài dài và có hai vạt đối xứng nhau. Màu sắc chủ yếu là những màu trung tính và trang nhã.

*

Trang phục triều đại nhà Nguyên

Trang phục thời nhà Nguyên có sự ảnh hưởng sâu sắc của trang phục Mông Cổ do đây là thời đại Mông Cổ xâm lược Trung Hoa.

Đồ cổ trang trung quốc nam thời nhà Nguyên là những bộ đồ khá ngắn và bó, phần eo có nhiều nếp gấp, trông gọn gàng hơn và dễ di chuyển, đặc biệt là rất thuận tiện cho việc cưỡi ngựa.

*

Trang phục nữ giới thời nhà Nguyên không thể thiếu những chiếc áo choàng ngoài dài và rộng. Tầng lớp thường dân sử dụng những chiếc áo choàng dài màu đen đơn giản, trong khi áo choàng của tầng lớp quý tộc lại thêu dệt kim tuyến lấp lánh bằng lụa, lông hoặc len.

Trang phục thời nhà Chu

Đồ cổ trang thời nhà Chu gồm áo bên trên và bên dưới mặc chân váy. Áo gồm 2 loại là loại ống tay áo rộng và loại ống tay áo ôm gọn.

Mẫu cổ trang này cũng không sử dụng cúc áo mà dùng những sợi dây vải để thắt ở eo, cố định chiếc áo. Phần váy bên dưới sẽ gồm 2 vạt, vạt dài chạm đất, vạt ngắn cao hơn một chút.

*

Áo khỏa - Trang phục cưới Trung Quốc

Nhắc tới đồ cổ trang Trung Quốc, không thể không nhắc tới áo khỏa. Đây là trang phục mà người dân Trung Quốc thường mặc trong lễ cưới. Bộ đồ này cũng được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng để chụp các bộ ảnh cosplay.

Áo khỏa là tên gọi chung cho cả đồ cưới nam và nữ. Đồ cưới cổ trang trung quốc của nữ là loại áo cổ trụ, có một hàng nút được thiết kế ở giữa hoặc ở một bên áo. Bên dưới sẽ mặc một chiếc chân váy chữ A có chiều dài đến mắt cá chân.

*

Áo khỏa nam giới sẽ gồm 2 bộ phận là trường bào và mã quái. Trường bào là loại áo có cổ đứng, tay áo dài, nút áo xoáy tạo thành một hàng ở một bên. Trường bào có vạt áo dài đến mắt cá chân. Chiếc áo khoác ngắn bên ngoài gọi là mã quái.

Áo khỏa của nam và nữ giới sẽ có họa tiết giống nhau theo từng cặp để tạo sự gắn kết giữa 2 người. Trước đây, trang phục nữ màu đỏ, trang phục nam sẽ có màu đen thêu chữ hỷ đỏ.

Sau này, đồ khỏa được thiết kế màu đỏ dành cho cả nam và nữ gợi sự may mắn, hạnh phúc. Đồ khỏa đến nay vẫn được sử dụng trong những lễ cưới tại Trung Quốc nhưng được cách tân để trở nên hiện đại hơn.

Sườn xám – Trang phục truyền thống của Phụ nữ Trung Hoa

Sườn xám cũng là một trang phục không thể thiếu khi nhắc đến đồ cổ trang Trung Quốc. Đây là quốc phục của Trung Quốc. Xường xám ra đời từ đầu thế kỷ 19, thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.

Sườnxám cổ trang được may bằng vải lụa, trang trí thêm những bông hoa ngũ sắc bằng chỉ nhiều màu. Cổ áo cao, tà áo thẳng.

*

Khi mặc lên người, sườnxám sẽ ôm lấy thân nhưng vẫn có độ rộng nhất định. Đây là sự cải tiến vô cùng vượt bậc so với các trang phục cổ trang khác bởi các mẫu đồ cổ trang kể trên thường có thiết kế khá kín đáo và rộng, không thể hiện rõ hình thể của người mặc.

Sau này, sườn xám đã có một vài thay đổi trong thiết kế khi cổ áo được đổi thành dạng cổ tròn, tay áo loe hoặc được cắt ngắn, khi mặc áo sẽ ôm sát người hơn.

Sườnxám giúp tôn lên những đường cong quyến rũ trên cơ thể người phụ nữ, đồng thời khiến người mặc trở nên thướt tha, nữ tính hơn rất nhiều.

Hán Phục cổ trang Tiên Nữ

Đây cũng là một bộ đồ cổ trang nữ được các bạn trẻ lựa chọn rất nhiều khi muốn cosplay cổ trang Trung Quốc. Những bộ đồ này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc.

Nó thường được may từ các loại vải có độ mềm như vải lụa để tạo vẻ thướt tha cho bộ trang phục. Màu sắc của Hán phục cổ trang tiên nữ thường là những màu sắc như hồng phấn, trắng, xanh dương nhạt…

Hoa văn trên bộ trang phục được thêu hoặc đính rất tỉ mỉ, cẩn thận. Những phụ kiện đi kèm cũng vô cùng đa dạng, khiến người mặc như trở thành một nàng tiên nữ.

*

Đồ cổ trang Trung Quốc Hán Phục Liên Hoa

Đây là một bộ trang phục có thiết kế tương tự những bộ y phục đồ cổ trang trung quốc nữ thời nhà Đường. Bộ đồ Liên Hoa này cũng có màu sắc nhẹ nhàng, thường là phối hợp nhiều màu khác nhau để tạo nên sự chuyển màu chuyển uyển cho bộ trang phục.

Tay áo dài ôm gọn, cổ áo được thiết kế để khoe phần xương quai xanh mảnh khảnh, khiến người mặc trở nên mong manh, dịu dàng hơn. Phần chân váy dài chạm đất.

Bộ trang phục này được may từ vải voan hoặc lụa để tạo nên độ mềm mại. Các phụ kiện đi kèm thường có trâm cài tóc, một sợi vải dài dùng để khoác hờ giữa 2 tay và vòng qua lưng.

*

Trang phục Bạch Thiển cổ trang Trung Quốc

Với sự xuất hiện của bộ phim “Tam sinh tam thế Thập lý đào hoa”, những bộ trang phục của nhân vật Bạch Thiển đã gây “sốt” đối với những người yêu các bộ đồ cổ trang trung quốc.

Bạch Thiển là một Thượng Thần, vì vậy những bộ trang phục của Bạch Thiển không chỉ thể hiện sự dịu dàng, thướt tha mà nó còn toát lên vẻ thần tiên, thoát tục.

*

Hy vọng sau khi xem xong bài viết, bạn sẽ có thể tự tay may trang phục cổ trang đơn giản theo đúng với ý thích của mình. Chúc bạn thành công!

Hán phục cổ trang ngày nay cũng không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Cách may hán phục cổ trang cũng không có quá nhiều khác biệt đối với cách may mặc bình thường của các trang phục cổ của Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là việc lựa chọn chất vải sao cho phù hợp với phong cách người mặc và tạo cho người mặc cảm giác thoải mái.

Cách may hán phục cổ trang

Hán phục cổ trang có nhiều loại, nhiều thời đại và nhiều sự lựa chọn đối với từng giai cấp người mặc thời xưa, Thỏ mập đã tổng hợp được một số mẫu hán phục làm ví dụ cho các bạn đọc dễ hình dung từ các mẫu hán phục dưới đây (lưu ý đây chỉ là một số ví dụ chứ không bao gồm tất cả các mẫu nhé ^^)

Hình ảnh hán phục từ các thời xưa đến hiện nay của Trung Quốc

*
Cách may hán phục cổ trang
*
Cách may hán phục cổ trang
*
Cách may hán phục cổ trang
*
Cách may hán phục cổ trang
*
Bản vẽ – Cách may hán phục cổ trang
*
Bản vẽ cách may hán phục cổ trang
*
Cách may hán phục cổ trang

Trên là một số ví dụ, mỗi một bộ hán phục sẽ có cách may khác nhau. Về vấn đề thời đại cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc may mặc. Một số bộ nếu may theo phong cách đúng chuẩn thời xưa thì sẽ khá nhiều loại lựa chọn. Theo trung quốc thì có thời ống tay ngắn, có thời ống tay dài, có thời váy 2 lớp có thời váy nhiều lớp hơn…

*
Trang phục cổ trang nhà Hạ (夏朝)
*
Trang phục cổ trang Nhà Thương (商朝)

Trang phục thời này không phân giàu nghèo, sang hèn, cũng không phân biệt nam nữ. Trang phục được chia làm hai phần: phần trên và phần dưới. Phần trên giống như áo, áo gồm hai loại, 1 loại dài đến thắt lưng, 1 loại dài đến đầu gối. Đây là áo dành cho người bình thường mặc. Phần dưới giống như quần, váy được giấu dưới áo, phần tay áo nhỏ

*
Trang phục cổ trang nhà Chu (周朝) – Hán phục cổ trang thường được nhiều người mặc nhất những năm gần đây trong các sự kiến lớn nhỏ ở Trung Quốc

Thời nhà Chu phần áo trên gồm hai loại ống tay áo: là ống to và ống nhỏ. Phần nếp cổ áo được gập sang bên trái, không dùng cúc hay khuy để cài mà thường dùng đai lưng thắt lại ở phần eo, có thể đeo thêm ngọc bội ở phần đai này. Độ dài của ống quần hoặc váy có vạt ngắn thì dài tới đầu gối còn vạt dài thì đến chấm đất.

*
Hán phục cổ trang nhà Hán (汉朝)

Đây là cái tên bắt nguồn cho các trang phục cổ nói chung. Hán phục thời hán được nhiều người nhận xét là đẹp và toát lên vẻ thanh tao quý phái. Đến hiện tại hán phục nhà Hán vẫn chiếm được nhiều tình cảm của giới trẻ nhất. Trang phục thời nhà Hán cũng khá giống với thời nhà Tần, tuy nhiên trang phục thời nhà có màu sắc tươi sáng và phong phú hơn nhiều.

*
Trang phục cổ trang nhà Tùy – Đường (隋唐时期)

Được xem là triều đại hưng thịnh nhất Trung Hoa cổ đại. Trang phục của nhà Đường có thay đổi khá lớn về kiểu dáng lẫn màu sắc, nếu như ở các triều đại khác trang phục của nữ giới tương đối kín cổng cao tường thì ở nhà Đường trang phục lại có xu hướng “khoe da khoe thịt”. Không chỉ vậy, màu sắc cũng tươi sáng hơn nhiều thay vì các triều đại trước lấy tông màu đen, đỏ và trắng để làm màu chủ đạo cho trang phục. Đặc biệt là vua, hoàng thất lấy màu vàng kim làm chủ đạo.

*
Trang phục cổ trang nhà Minh (明朝) – Minh Phục

Thời này phụ nữ quý tộc thường mặc áo choàng dài với tay áo rộng, màu đỏ. Còn phụ nữ tầng lớp thường dân chỉ được mặc trang phục có màu nhạt như hồng đào hay màu tím biếc…Thường ngày họ chỉ mặc áo ngắn và váy dài, phần eo được thắt dây lụa, chân váy xòe rộng và có nhiều kiểu dáng như váy xếp ly, váy đuôi phượng.

Nhận xét riêng của Thỏ:

Minh phục (明朝): Là trang phục được đánh giá là trang phục có các họa tiết hoặc các chi tiết đơn giản hơn phù hợp với những bạn có tính cách ôn hòa, an nhiên
Tùy – Đường (隋唐时期): Thường những người thích sự uyển chuyển điệu đà của cơ thể và đặc biệt thích phong thái thần tiên sẽ lựa chọn trang phục này
Hán (汉朝): Không phân biệt giai cấp, chỉ cần biết trang điểm và mặt phù hợp thì đây là trang phục tốt nhất và được giới trẻ ưa chuộng nhất
Chu (周朝): Phù hợp với những bạn thích sự năng động mà vẫn giữ được nét thùy mị toát lên tự bộ hán phục.

Lựa chọn vải cho hán phục cổ trang

Việc này Thỏ nghĩ khá dễ dàng cho mọi người, đã phần hán phục sẽ lựa chọn vải nhẹ và mềm nên mọi người có thể cân nhắc các mẫu vải như voan, lụa là 2 loại chính, 1 số bộ thì bạn có thể lựa chọn vải dệt thường. Và điều quan trọng cũng không kém đó là lựa chọn màu cho từng loại vải đó. Hãy lựa chọn màu vải mình thích và hợp với màu da để có một bộ hán phục đẹp nhé