Độ Mặn Của Nước Lợ - 4 Cách Đo Độ Mặn Của Nước Hiệu Quả, Chính Xác

-
Độ mặn của nước có vai trò rất quan trọng, việc xác định và phân tích độ mặn của nước là việc làm cần thiết nhằm phục vụ các mục đích riêng. Vậy đo độ mặn bằng cách nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn đang xem: Độ mặn của nước lợ


Độ mặn cũng là một yếu tố thể hiển chất lượng nước và có tác động tới vai trò và ứng dụng của nước. Có nhiều cách đo độ mặn của nước, tuy nhiên, người ta thường sử dụng các khúc xạ kế đo độ mặn vì chúng là dụng cụ kiểm tra nước chuyên dụng, cấu tạo cầm tay, thời gian đáp ứng nhanh chóng, độ chính xác cao.

Độ mặn là gì?

Độ mặn (tiếng anh là Salinity) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả nồng độ của muối trong nước hay chính là tổng lượng muối tính theo gam có trong 1kg nước muối. Độ mặn có đơn vị làppt hoặc tính theo tỉ lệ % và được xác định bằng các loại máy kiểm tra nước.

Các muối tạo nên độ mặn của muối bao gồm: Na
Cl, Canxi, Magie, Kali,.... Và độ mặn của nước cũng thể hiện đặc trưng cho độ khoáng của nước..

*

Tại sao cần đo độ mặn của nước?

Độ mặn của nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống, sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh, các sinh vật được nuôi trồng trong nước hay các loại cây trồng mà sự sinh trưởng phụ thuộc vào độ mặn của nước. Mỗi sinh vật thủy sinh lại có khả năng thích ứng với môi trường có độ mặn khác nhau. Do vậy, việc đo lường và kiểm soát chỉ số này là điều cần thiết để đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường sống cho các sinh vật đó, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho chúng.

Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới nồng độ oxy hòa tan trong nước, độ mặn càng cao thì khả năng hòa tan của oxy càng giảm và ngược lại. Nếu nước quá mặn có thể dẫn đến tình trạng thiếu do oxy do nồng độ oxy hòa tan thấp, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp, sức khỏe và sự sống của các hệ sinh vật trong đó.

*

Đặc biệt hơn, trong các hoạt động nghiên cứu, độ mặn của nước biển có thể là một trong những yếu tố quan trọng, là cơ sở để xác định và đánh giá tình trạng biến đổi khí hậu của trái đất. Những kết quả nghiên cứu này có là tài liệu rất cần thiết cho các hoạt động dự báo thời tiết....

Độ mặn của nước biển cũng là cơ sở rất quan trọng đối với nghề làm muối truyền thống của Việt Nam ta. Việc xác định độ mặn của nước là rất quan trọng và hữu ích. Xác định độ mặn của nước là một phép đo lường rất quan trọng, đặc biệt đối với nước biển hoặc các vùng cửa sông - nơi nước ngọt và nước mặn giao nhau.

Tiêu chuẩn độ mặn trong nước

Một số tiêu chí đánh giá độ mặn của nước bạn có thể tham khảo:

Nước ngọt: 0.01 - 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)Nước ngọt nhạt: 0.01 - 0.2 ppt
Nước ngọt lợ: 0.2 - 0.5 ppt
Nước lợ: 0.5 - 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)Nước lợ nhạt: 0.5 - 4 ppt
Nước lợ vừa: 4 - 18 ppt
Nước lợ mặn: 18 - 30 ppt
Nước mặn: trên 30 ppt
Nước biển: 30 - 40 ppt (Đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)Nước quá mặn: 40 - 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)

Nếu nguồn nước có độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, môi trường sinh trưởng phát triển của các loài động vật, thực vật và thủy sản.

Phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất

Để biết được độ mặn của nước, người ta sử dụng khúc xạ kế cầm tay. Đây là một phương pháp xác định độ mặn trong nước được ứng dụng phổ biến nhất nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng và tính chính xác cao. Các khúc xạ kế đo độ mặn là thiết bị quang năng, sử dụng ứng dụng của các tính chất về quang học để xác định được độ mặn.

Độ mặn của nước sẽ phụ thuốc vào lượng các muối hòa tan trong đó, các muối này có thể tác động gây phản xạ, tán xạ ánh sáng. Nồng độ, lượng muối sẽ quyết định mức độ tác động với ánh sáng. Bằng việc đo lường sự tác động đó, các khúc xạ kế có thể tính toán và xác định được độ mặn của nước.

Xem thêm: Làm Thẻ Căn Cước Bao Lâu Thì Lấy Được, Công An Chậm Trả Căn Cước Công Dân, Phải Làm Gì

Chỉ số này được tính bằng tổng hàm lượng muối tan trong một kg nước. Giữa độ mặn và hàm lượng ion Cl- trong nước biển có sự tương quan mật thiết. Vì vậy, nếu xác định được độ chlor (‰) thì có thể tính được độ mặn (‰) của nước.

Công thức tính độ mặn của nước biển được tóm gọn như sau:

Độ mặn (‰) = hàm lượng ion Cl-(g/l) x 1,84.

(Chỉ số 1.84 chính là hệ số thực nghiệm trung bình của các phép đo)

*

Các khúc xạ kế đo độ mặn có thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng và rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Nước muối thông thường sẽ chỉ có muối Na
Cl hòa tan, còn nước biển ngoài Na
Cl còn có Mg, Ca, K... do vậy, khi thực hiện đo lường độ mặn trong nước muối và nước biển, bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn đúng loại khúc xạ kế để đảm bảo độ chính xác. Ví dụ: đo độ mặn của nước biển nên dùng
Khúc xạ kế đo độ mặn nước biển RHS-10, đo độ mặn của nước muối nên dùng
Khúc xạ kế đo độ mặn của muối RHS-28 ...

Nước lợ là loại nước tồn tại khá nhiều trên bề mặt trái đất. Nếu không có biện pháp xử lý thì nước lợ không uống được. Trong bài viết này Song Phụng sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về nước lợ và cách xử lý chúng.

*
Nước lợ tồn tại rất nhiều trên trái đất

Tiếp cận nguồn nước uống an toàn là một trong những thách thức lớn hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 3 người trên thế giới thì có 1 người không được sử dụng nước uống an toàn và dân số toàn cầu dự kiến đạt 8 tỷ người vào năm 2023 sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Nước chiếm 71% bề mặt trái đất, nhưng chỉ có 3% là nước ngọt và chỉ khoảng 1% là thích hợp để uống. Rõ ràng là không thiếu nước mặn trên hành tinh của chúng ta và giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước toàn cầu có thể nằm ở việc xử lý nước lợ hơi mặn. Nước lợ có độ mặn giữa nước ngọt và nước biển nên dễ khử muối hơn đáng kể so với nước ngọt.


Mục lục

3 Làm thế nào để bạn xử lý nước lợ?3.2 2. Chưng cất

Nước lợ là gì?

Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn. Độ mặn là nồng độ của các muối hòa tan trong một khối nước. Nước lợ có nồng độ muối từ 1.000 – 10.000 phần triệu (PPM). Ngược lại, nước ngọt có nồng độ muối nhỏ hơn 1.000 PPM và nước biển có nồng độ muối 30.000 – 40.000 PPM. Ngoài ra, mức tổng chất rắn hòa tan (TDS) của nước lợ vượt xa mức nước uống. Hướng dẫn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường đối với nước uống là dưới 500 PPM, trong khi nước lợ là từ 3.000 đến 10.000 PPM.

Nước lợ được tìm thấy tại nơi một con sông gặp đại dương. Sự chuyển đổi của nước sông ngọt sang nước biển mặn tạo ra nước lợ. Những khu vực này được gọi là cửa sông và là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật thích nghi với môi trường nước lợ, chẳng hạn như cây ngập mặn và hàu.

*
Nước lợ là nơi sinh sống của nhiều loại cây ngâp mặn.

Nước lợ tìm thấy ở đâu?

Nước lợ được tìm thấy trong các cửa sông, hồ, hồ bơi nhân tạo và suối, thậm chí dưới lòng đất trong các tầng chứa nước. Các nguồn nước lợ do con người tạo ra bao gồm các đầm lầy ngập nước có chủ đích để nuôi tôm; tiếp nối các hồ và suối từ việc xây dựng các con đê…

Cuối cùng, nước lợ tồn tại dưới lòng đất trong các tầng chứa nước hóa thạch sâu. Nước ngầm có thể bị lợ do kết quả của các vùng biển cổ đại, do sự xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, hoặc nếu nước hấp thụ quá nhiều khoáng chất, chẳng hạn như natri và clorua, khi nó thấm vào lòng đất. Trên thực tế, khoảng 75% nước ngầm ở New Mexico là nước lợ. Nước giếng tư nhân thậm chí có thể là nước lợ được lấy từ nguồn nước ngầm bị lợ. Trong trường hợp này, nước cần phải được xử lý trước khi có thể sử dụng.

Làm thế nào để bạn xử lý nước lợ?

Nước lợ được xử lý qua quá trình khử muối. Khử muối là một quá trình loại bỏ muối khoáng hòa tan khỏi nước mặn và chuyển nó thành nước ngọt có thể uống được. Thẩm thấu ngược và chưng cất là công nghệ khử muối chính được sử dụng để xử lý nước lợ. Nước biển cũng có thể được khử muối thông qua thẩm thấu ngược và chưng cất, nhưng do hàm lượng muối cao hơn, không hiệu quả như nước lợ.