Nguyên lý thiết kế trường học (cấp i), nguyên lý thiết kế: trường tiểu học (cấp i)

-

1. Khái quát chung

Chương trình giảng dạy cấp tiểu học là một trong chương trình bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu tiên của con người được học chữ viết một cách chính qui, được học các môn học khác nhau, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô...

Bạn đang xem: Nguyên lý thiết kế trường học

*

Ở mỗi nước khác nhau thì có những qui định về lứa tuổi học tiểu học khác nhau. Ở Việt nam: từ 3-6 tuổi là cấp mẫu giáo, 7-11 tuổi là cấp tiểu học, 12-15 tuổi là cấp phổ thông trung học cơ sở, 16-18 là cấp phổ thông trung học. Ở những nước Tây Âu, Anh, Mỹ...chia ra làm 3 cấp: Loại nhỏ 3-8 tuổi (tương đương với Mẫu giáo+tiểu học ở Việt nam), trung bình từ 8-13 tuổi (tương đương với PTCS), loại lớn 13-18 tuổi (tương đương với PTTH). Trường tiểu học ra đời để đáp ứng nhu cầu trên của xã hội, trường là cơ sở vật chất, là môi trường để tiến hành quá trình giảng dạy do đó trường tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giảng dạy-học tập, yêu cầu về không gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học...

Sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, từ điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi nước. Nội dung học vấn không phải là bất biến, nó được biến đổi dưới sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như lí luận dạy học, phương pháp học. (theo GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm)

Hệ thống trường tiểu học Việt Nam hiện nay nói chung, chủ yếu được xây dựng sau hòa bình lập lại, với kiểu dạy học thuần tuý lí thuyết không có sự kết hợp giữa học và thực hành, các lớp học được nối với nhau bằng những hành lang dài, trước hành lang là sân trường dành cho mọi hoạt động của trường.

Hiện nay điều kiện xã hội đã khác, khái niệm trường tiểu học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh học văn hóa mà còn là môi trường để các em rèn luyện thể lực, tiếp xúc với bạn bè, phát triển cá tính nên chương trình học dần dần được phát triển, một số môn học năng khiếu và các hoạt động phụ trợ (rèn luyện thể chất, thể thao...) được đưa vào chương trình học với các hoạt động ngoài trời, các bộ phận thực hành xen vào các giờ học giúp cho học sinh nắm bắt nhanh lý thuyết, tăng sự sảng khoái về tinh thần và đào tạo học sinh một cách toàn diện. Do đó một chức năng mới cho trường học là phải có các khối chuyên biệt cho việc đào tạo thẩm mỹ và rèn luyện thể chất cho học sinh.

Chương trình học ngoại ngữ đang được đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp ở lứa tuổi tiểu học, trẻ em được khuyến khích sử dụng máy tính để truy câkp internet và tạo cơ sở dữ liệu riêng cho nên trường tiểu học ngày nay phải có những phát triển về tổ chức không gian, kết cấu không gian, thiết bị nghe nhìn, máy tính máy chiếu... cho phù hợp với phương pháp giảng dạy mới.

Mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày (do yêu cầu xã hội, bố mẹ đi làm cả ngày nên gửi con cả ngày ở trường) cũng phát triển mạnh, do đó việc đưa thêm các môn học năng khiếu, rèn luyện thể chất, phát triển cá tính... được đưa vào nhiều.

2. Vị trí xây dựng (theo TCXDVN)

- Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, bán kính phục vụ khoảng 500-800m (không quá 1500m), chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ, cảnh quan đẹp, yên tĩnh cho giảng dạy-học tập. Đối với miền núi, bán kính phục vụ có thể đến 2000m.

- Không nằm cạnh những cơ sở thường xuyên có tiếng ồn và chất độc hại như: cơ sở chăn nuôi, chợ, xí nghiệp, nhà máy... Trường hợp bắt buộc phải xây dựng gần thì phải có khu đệm trồng cây với chiều rộng ít nhất 30m.

- Giao thông thuận lợi đáp ứng việc đi lại hàng ngày của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, không nằm trên những đường có mật độ giao thông lớn, đường tàu hỏa... vì an toàn của các học sinh nhỏ.

- Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng cơ sở của khu dân cư (đường sá, cấp thoát nước, điện, thông tin...).

- Diện tích đất dành cho các khu vực so với diện tích đất toàn khu vực được tính theo tỉ lệ sau:

Diện tích xây dựng công trình kiến trúc: 14-20%, có thể đến 25% cho thành phố.Diện tích đất cho vườn thí nghiệm, khu thực hành: 16-20%Diện tích đất làm sân chơi, bãi tập: 40-50%Diện tích làm đường lại: 15%

- Trong khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào cao ít nhất 1,2m.

- Diện tích toàn bộ khu đất trường học tính theo bảng dưới:

Đối với trường học xây dựng trong thành phố cho phép giảm diện tích khu đất xuống 10%. Ở nông thôn có thể tăng thêm nhưng không quá 10%.


3. Nội dung công trình và các yêu cầu thiết kế

3.1. Cơ cấu trường tiểu học gồm các khối chính sau:

- Khối Học tập: Gồm các phòng học văn hóa

- Khối Thực hành, học môn chuyên biệt(các môn năng khiếu, tiếng anh, vi tính...)

- Khối Phục vụ học tập

- Khối Hoạt động ngoài trời: không gian vui chơi, giao lưu cho học sinh.

- Khối Giáo dục thể chất: rèn luyện cơ thể, chơi thể thao...

Xem thêm: Nho khô nguyên cành úc nguyên cành, gold thompson 1kg

- Khối Hành chính quản trị: ban giám hiệu, hội đồng giáo viên...

- Khối Phục vụ sinh hoạt trong trường: áp dụng khi trường có bán trú.

3.2 Khối học tập

- Lớp học được bố trí sao cho cửa sổ mở theo hướng Bắc Nam và cần lắp kính đề phòng gió lạnh mùa Đông Bắc.

- Từ sàn đến mép bậu cửa sổ là 1m-1,2m

- Đảm bảo thông gió cho phòng học

- Toàn bộ diện tích cửa sổ lấy sáng so với diện tích sàn phòng học là 1:5

- Diện tích phòng học tính theo số học sinh: trung bình 1,6-1,8m2/1học sinh. Mỗi lớp khoảng 30-35 học sinh.

- Các phòng học phải thiết kế nơi để mũ nón, áo mưa, có thể sử dụng các hốc tủ tường phía hành lang.

Vai trò của xây dựng cơ sở vật chất trường học đối với chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông


*
Sơ đồ tổ chức các bộ phận chức năng trường học

Cần hiểu rõ khái niệm đổi mới căn bản và toàn diện trong chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới căn bản là đổi mới những vấn đề cốt lõi, cấp thiết về giáo dục con người, tạo chuyển biến sâu sắc về chất lượng giáo dục nhằm phát triển và phát huy tốt nhất tiềm năng người học, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân từ nhân cách đến trình độ, từ lý thuyết đến thực tiễn. Đổi mới toàn diện là phát triển năng lực và phẩm chất người học về mọi mặt đáp ứng các yêu cầu ngày càng mở của thời đại – Học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. Đổi mới toàn diện liên quan tới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, liên quan đến trình độ và các phương thức giáo dục, đào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới không gian kiến trúc trường học

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại tức là chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Khoảng cách giữa thầy và trò trên lớp thay đổi. Sự tương tác giữa các học sinh, và các nhóm học sinh cũng thay đổi. Bàn ghế có thể phải linh hoạt sắp xếp lại theo các kịch bản của môn học hoặc các tình huống dạy học. Thầy và trò thay đổi cách học trong một không gian học cố định sang nhiều không gian học khác nhau, có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn, có thể ở trong nhà (hoàn toàn đóng), ở ngoài trời (hoàn toàn mở), hoặc ngoài hiên (bán mở). Đây là những trạng thái học tập mở kết hợp các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học… Điều đó đòi hỏi không gian trường học phải thay đổi theo hướng xanh, linh hoạt và đa dạng. Yếu tố công nghệ trong trường phổ thông ngày càng được đẩy mạnh theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học – đòi hỏi các không gian học tập phải chấp nhận sự biến đổi linh hoạt tùy theo yêu cầu của các môn học gắn liền với trang thiết bị dạy học tiên tiến.

Thực trạng xây dựng trường học

Nhìn chung, việc xây dựng trường học hiện nay đang có nhiều bất cập. Về quy hoạch tổng thể đang thể hiện sự lãng phí đất đai, không gian hạ tầng, kéo dài khoảng cách kết nối, không tạo được không gian học tập tập trung và khả năng ứng dụng công nghệ mới. Không gian khuôn viên trường học thiếu sự kết nối giữa các khu vực chức năng. Trong giải pháp quy hoạch chưa thể hiện rõ tính chất đặc thù của các cấp học, chưa thể hiện rõ đặc điểm địa phương vùng miền, sử dụng địa hình tự nhiên như một yếu tố cấu thành cảnh quan phục vụ học tập theo phương thức mới. Giải pháp kiến trúc trường học liên cấp chưa có sự hài hòa trong việc sử dụng không gian chung và riêng phù hợp với lứa tuổi.

Đặc biệt, đối những vùng núi, vùng biển, chưa có những nghiên cứu xây dựng đặc thù phù hợp với điều kiện địa phương. Việc quy hoạch xây dựng trường học tại các vùng thấp và vùng cao đang đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của chương trình lương thực thế giới (FAO), Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Các giải pháp quy hoạch xây dựng hiện nay chưa đề cập và xem xét kỹ vấn đề này – để sao cho các khu đất dự kiến xây dựng trường học không bị ngập úng do lũ lụt, mưa lớn và không bị ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở. Điều đó buộc chúng ta phải nghĩ tới các vấn đề: Chọn đất xây dựng, chọn cao độ xây dựng hợp lý, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước, kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thủy lợi….

Về thiết kế hạ tầng kỹ thuật, xuất phát từ đặc điểm địa lý và những thách thức từ các hiểm họa thiên tai, thiết kế hạ tầng chưa đảm bảo các điều kiện về xây dựng hệ thống giao thông đến trường, hệ thống thoát lũ, chống ngập lụt, chống sạt lở. Chính vì vậy, nhiều nơi không đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh cho các lớp học, đặc biệt sân trường đầy bùn đất đọng lại trong và sau các đợt thiên tai. Vấn đề vệ sinh trường học và sân chơi học đường chưa được quan tâm đúng mức, cần được đầu tư. Sự kết hợp giữa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tổ chức cảnh quan là một nội dung quan trọng cần được quan tâm thích đáng trong xây dựng trường học.

Về giải pháp thiết kế kiến trúc trường học, hiện nay chủ yếu theo các nguyên lý truyền thống, với những dãy nhà dài, hành lang bên, kiến trúc thấp tầng được phân chia thành các lớp học đều đặn. Vì tuân thủ theo nguyên lý tận dụng triệt để hướng ánh sáng tự nhiên, hướng gió chủ đạo nên bố cục các tòa nhà lớp học đều là các tuyến chạy song song và tách biệt, khoảng trống xen kẽ giữa các dãy nhà học chưa được nghiên cứu sử dụng cho việc học ngoài trời. Bố cục không gian kiến trúc theo mô hình học thụ động, học trong nhà, thiếu sự kết nối với không gian mở, các không gian cộng đồng trải nghiệm thực hành các môn học. Kiến trúc trường học ngày nay đòi hỏi sự đa dạng của các bộ phận cấu thành không gian học tập, với các giải pháp kiến trúc linh hoạt và các không gian đa chức năng, có khả năng tạo sự biến đổi môi trường của lớp học tùy theo môn học, với các kiểu ghép nhóm, ghép lớp, đảm bảo chuẩn không gian lớp học và phục vụ học tập.

Việc đổi mới kiến trúc trường học gắn liền với các xu hướng kiến trúc hiện đại, trong đó tiết kiệm năng lượng, xu hướng kiến trúc xanh cần được nghiên cứu ứng dụng hơn nữa trong các giải pháp thiết kế kiến trúc, đồng thời thể hiện rõ bản sắc địa phương.

Sự biến đổi các bộ phận chức năng trường học tùy theo cấp học

Không gian kiến trúc trường học phổ thông hiện nay, về nguyên tắc được xây dựng dựa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 đối với trường tiểu học và TCVN 8794:2011 đối với trường trung học, bao gồm 6 khối chức năng cơ bản – Đó là khối học tập (1), khối hành chính (2), khối phục vụ học tập (3), khối phục vụ sinh hoạt (4), khu vực sân vườn (5), khu vực giao thông, bãi đỗ xe, và khu vực bảo vệ (cổng hàng rào) (6).